Tổ chức phi lợi nhuận CyArk (Mỹ) phối hợp với công ty lưu trữ dữ liệu Seagate thực hiện việc bảo tồn số hoá Lăng Tự Đức và Cung An Định trong Tổ hợp di tích Huế. Dự án đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt và bắt đầu triển khai trong tháng 6.
Các công nghệ như máy bay không người lái (drone), quét laser mặt đất và quang trắc sẽ ghi lại từng milimet hình ảnh của khu di tích. Sau đó, CyArk sẽ tạo mô hình 3D và các bản vẽ kiến trúc để hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn di tích Huế trong việc quản lý di sản. Còn Seagate cung cấp các giải pháp lưu trữ dữ liệu như các ổ cứng có dung lượng và hiệu năng cao, đảm bảo những tệp ảnh khổng lồ từ hiện trường được sao lưu an toàn.
Di tích Huế được chụp chi tiết để dựng mô hình 3D.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Huế, cho biết sản phẩm cuối cùng của dự án bao gồm các bức ảnh chụp bằng drone, máy quét laser… sẽ được lưu trữ và xử lý cho các công việc về kiến trúc, nghiên cứu, bảo tồn và phục hồi các di tích khi trước sự tàn phá của thời gian. Các dữ liệu này cũng được sử dụng để tạo ra những trải nghiệm thực tế ảo cho người Việt Nam, khách du lịch và các học giả.
Từ năm 2003, CyArk đã bắt đầu quá trình lưu trữ kỹ thuật số công nghệ cao cho hơn 200 di sản tại 40 quốc gia, như nhà hát Opera (Australia), đền Angkor Wat (Campuchia), Bagan (Myanmar)… Di tích Huế là công trình đầu tiên CyArk và Seagate thực hiện tại Việt Nam.
Đầu năm nay, CyArk hợp tác với Google để xây dựng kho dữ liệu trình chiếu các kỳ quan thế giới bằng công nghệ thực tế ảo (VR). Dự án thu thập các dữ liệu liên quan tới các di sản, tái tạo chúng ở dạng mô hình 3D để mọi người có thể khám phá qua thiết bị như máy tính, điện thoại… Mục tiêu của dự án là bảo tồn dưới dạng kỹ thuật số các công trình đang đối mặt với nguy cơ bị phá huỷ do thảm hoạ thiên nhiên hay xung đột vũ trang.
Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hoá ở nhiều nước. Đầu tháng 5, Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy bay không người lái để tìm kiếm phần hư hỏng, phân tích cấu trúc các bộ phận cần sửa chữa…. của Vạn lý trường thành. Quyết định này đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn, đặc biệt trong việc bảo tồn các di sản văn hóa, của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Châu An
Các công nghệ như máy bay không người lái (drone), quét laser mặt đất và quang trắc sẽ ghi lại từng milimet hình ảnh của khu di tích. Sau đó, CyArk sẽ tạo mô hình 3D và các bản vẽ kiến trúc để hỗ trợ Trung tâm Bảo tồn di tích Huế trong việc quản lý di sản. Còn Seagate cung cấp các giải pháp lưu trữ dữ liệu như các ổ cứng có dung lượng và hiệu năng cao, đảm bảo những tệp ảnh khổng lồ từ hiện trường được sao lưu an toàn.
Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích Huế, cho biết sản phẩm cuối cùng của dự án bao gồm các bức ảnh chụp bằng drone, máy quét laser… sẽ được lưu trữ và xử lý cho các công việc về kiến trúc, nghiên cứu, bảo tồn và phục hồi các di tích khi trước sự tàn phá của thời gian. Các dữ liệu này cũng được sử dụng để tạo ra những trải nghiệm thực tế ảo cho người Việt Nam, khách du lịch và các học giả.
Từ năm 2003, CyArk đã bắt đầu quá trình lưu trữ kỹ thuật số công nghệ cao cho hơn 200 di sản tại 40 quốc gia, như nhà hát Opera (Australia), đền Angkor Wat (Campuchia), Bagan (Myanmar)… Di tích Huế là công trình đầu tiên CyArk và Seagate thực hiện tại Việt Nam.
Đầu năm nay, CyArk hợp tác với Google để xây dựng kho dữ liệu trình chiếu các kỳ quan thế giới bằng công nghệ thực tế ảo (VR). Dự án thu thập các dữ liệu liên quan tới các di sản, tái tạo chúng ở dạng mô hình 3D để mọi người có thể khám phá qua thiết bị như máy tính, điện thoại… Mục tiêu của dự án là bảo tồn dưới dạng kỹ thuật số các công trình đang đối mặt với nguy cơ bị phá huỷ do thảm hoạ thiên nhiên hay xung đột vũ trang.
Công nghệ đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn di sản văn hoá ở nhiều nước. Đầu tháng 5, Trung Quốc sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy bay không người lái để tìm kiếm phần hư hỏng, phân tích cấu trúc các bộ phận cần sửa chữa…. của Vạn lý trường thành. Quyết định này đánh dấu bước tiến mới trong việc ứng dụng công nghệ cao vào thực tiễn, đặc biệt trong việc bảo tồn các di sản văn hóa, của quốc gia đông dân nhất thế giới.
Châu An