Trang chủ Tin Tức Bị phản đối kịch liệt khi rời bỏ công việc ổn định,...

Bị phản đối kịch liệt khi rời bỏ công việc ổn định, mấy ai ngờ rằng 20 năm sau, Tim Cook trở thành một CEO vừa có tâm vừa có tầm trong làng công nghệ

743
Tim Cook chia sẻ với người dẫn chương trình David Rubenstein của “The David Rubenstein Show”: “Chấp nhận công việc mới này không chỉ đơn thuần là quyết định đúng nhất trong sự nghiệp của tôi mà có lẽ là quyết định đúng nhất trong cuộc đời”.
Bước ngoặt lớn của cuộc đời
CEO Tim Côk.
Sau khi tốt nghiệp đại học Auburn, ông bắt đầu với vị trí một kỹ sư sản xuất tại IBM, một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. Công việc tiếp theo của Tim Cook là làm việc tại Compaq, nhà cung cấp máy tính lớn nhất thế giới hồi đó và trở thành phó chủ tịch của hãng máy tính này.
Thế nhưng, không lâu sau Steve Jobs bất ngờ tìm đến Tim Cook. Dù hãng “táo khuyết” ngày ấy nhỏ bé so với Compaq, nhưng ông vẫn đồng ý nói chuyện với Jobs.
Tim Cook chia sẻ với Fast Company về cách ông bị Steve Jobs thuyết phục: “Tôi thực sự không muốn gặp Steve Jobs nhưng có thứ gì đó trong đầu thúc giục tôi. Hãy đến và gặp người đàn ông đó. Hắn là kẻ đã sáng tạo ra cả một ngành công nghiệp mà tôi đang tham gia”.
Và chỉ vài phút sau cuộc nói chuyện ấy, Tim Cook đã chấp nhận với lời mời chân thành về làm việc tại Apple của Steve Jobs.
Quyết định dừng công việc lý tưởng tại hãng máy tính khiến bạn bè Cook không hiểu nổi vì sao ông từ bỏ và kịch liệt phản đối.
Tim Cook nói: “Họ nghĩ rằng đầu óc tôi có vấn đề. Tại sao tôi đang làm việc cho hãng máy tính số một thế giới, lại nghĩ đến chuyện rũ bỏ cả một sự nghiệp hứa hẹn rộng mở phía trước… nhưng tôi muốn làm điều đó. Điều cuốn hút của Steve Jobs là có một niềm tin sáng rực, lấp lánh trong mắt ông ấy mà tôi chưa từng thấy ở một CEO nào trước đây. Khả năng của ông ấy có thể làm được điều gì đó khác so với sự khôn ngoan thông thường. Steve Jobs tập trung vào người tiêu dùng chứ không chỉ tập trung vào vấn đề lưu trữ và máy chủ”.
Một CEO vừa có tâm vừa có tầm
Tim Cook: “Một vài người nhìn nhận sáng tạo là thay đổi, chúng tôi không nghĩ như vậy. Sáng tạo là làm cho mọi thứ trở nên tốt hơn”.
CEO Tim Cook luôn được công nhận tài năng trong việc quản lý chuỗi sản phẩm, nhưng giới phân tích vẫn không tin vào thành công của ông trong cương vị người dẫn dắt Apple và nghĩ ông là một vị CEO lạ lùng trong làng công nghệ. Họ cho rằng công ty Apple cần những người lãnh đạo quyết đoán, thậm chí độc đoán, thể hiện tầm nhìn chiến lược chứ không phải một “nhân viên kinh doanh” như ông.
Mặc dù vậy, ông đã chứng minh cho cả thế giới thấy Apple dưới triều đại của ông thịnh vượng như thế nào từ những quyết định tưởng như nhỏ, nhưng tối ưu lợi nhuận cho hãng của ông.
Năm 2014, với việc tung ra iPhone các phiên bản dung lượng lần lượt 16, 64 và 128 GB, ước tính Apple kiếm thêm được hơn 3 tỷ USD vì lượng người mua iPhone 64 GB tăng đột biến.
Sau nhiều phiên giao dịch, giá trị vốn hóa của Apple đạt 836,3 tỷ USD, hơn gần 200 tỷ USD so với công ty xếp thứ 2 là Alphabet. Họ cũng là một trong những công ty đạt giá trị trên 800 tỷ USD.
Năm 2015, Tim Cook được Fortune vinh danh là lãnh đạo quyền lực nhất thế giới.
Trong bảy năm qua, Tim Cook đã giúp Apple trở thành công ty có giá trị nhất thế giới. Trong thực tế, với vốn hóa thị trường hơn 918 tỷ đô la, nó gần như trở thành công ty nghìn tỷ đô la đầu tiên trên thế giới. Vào tháng 5/2018, cổ phiếu của Apple được giao dịch ở mức cao nhất mọi thời đại sau khi nhà đầu tư tỷ phú Warren Buffett ca ngợi nó là “không thể tin được”.
Apple mạnh tay loại bỏ 25.000 ứng dụng trên App Store Trung Quốc
Theo Nguyễn Linh
Nhịp sống kinh tế