Trang chủ Tin Tức Bị Quốc hội điều tra về quyền riêng tư, Apple không những...

Bị Quốc hội điều tra về quyền riêng tư, Apple không những không sợ mà còn tự tin trả lời lại

738
Việc một công ty công nghệ lớn nhận được một bức thư từ một nhóm thượng nghị sĩ hoặc những người đại diện, yêu cầu giải thích về một vụ việc nào đó thì không còn là chuyện hiếm nữa rồi. Một bức thư với lời lẽ trau chuốt đã được gửi đến cho Apple và Alphabet để tra hỏi cụ thể về những hành vi được cho là theo dõi người dùng và những tương tác của người dùng với điện thoại mà không được sự cho phép hay người dùng không hay biết. May mắn cho Apple, đây lại rơi đúng vào thế mạnh của Táo khuyết.
Timothy Powderly, giám đốc chuyên về các vấn đề chính phủ liên bang của Apple đã viết trong thư phản hồi của công ty về các câu hỏi của Uỷ ban Năng Lượng và Thương mại: “Triết lý và cách tiếp cận khách hàng của Apple khác với nhiều công ty khác trong những vấn đề quan trọng này.”
“Chúng tôi tin rằng sự riêng tư là quyền cơ bản của con người và cố ý thiết kế sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi để giảm thiểu việc thu thập dữ liệu của khách hàng.” Ông còn nhấn mạnh rằng: “Khách hàng không phải là sản phẩm của chúng tôi, và mô hình kinh doanh của chúng tôi không lệ thuộc vào việc thu thập một khối lượng lớn thông tin nhận dạnng cá nhân để làm giàu cho những hồ sơ được nhắm mục tiêu tiếp thị cho các nhà quảng cáo.”
Không biết Powderly đang ám chỉ ai nhỉ?
Các câu hỏi của Uỷ ban có lẽ là do có nhiều báo cáo về những vụ việc thu thập dữ liệu âm thanh không mong muốn từ những sản phẩm như Amazon Echo và các thiết bị khác mà luôn chú ý lắng nghe những từ khoá để khởi động thiết bị. Vì thế, các câu hỏi thực tế mà họ đã hỏi Apple và Alphabet là: Khi mà một chiếc điện thoại không có thẻ SIM, dữ liệu địa điểm nào bị thu thập; dữ liệu đó được gửi cho ai và vì mục đích gì; liệu các thiết bị có nghe lén khi nó chưa được gọi ra hay không; v.v…
Đáng mừng là phản hồi của Apple hoàn toàn không có những câu trả lời nửa chừng, thường ẩn giấu những điều mờ ám.
Các câu trả lời cho hầu hết các câu hỏi là: người dùng mà bật tính năng Location Services (Các dịch vụ vị trí) trên điện thoại sẽ bị thu thập dữ liệu dựa vào những tuỳ chọn mạng không dây mà họ chọn, và dữ liệu đó được gửi cho Apple dưới dạng ẩn danh và được mã hoá…, và “dữ liệu ẩn danh này sẽ không được sử dụng để nhắm mục tiêu quảng cáo đến người dùng.”
iPhone sẽ chỉ nghe sau khi được gọi đánh thức bằng câu lệnh “Hey Siri,” và những câu truy vấn với trợ lý ảo này sẽ không bị chia sẻ cho các bên thứ ba.
Câu trả lời của Apple còn cho biết thêm: “Không giống như những dịch vụ tương tự khác mà liên kết và lưu trữ lịch sử giọng nói trong những định dạng có thể nhận dạng được, những câu trả lời của Siri được gắn liền với những số nhận dạng thiết bị ngẫu nhiên chứ không phải là Apple ID của người dùng. Số nhân dạng này có thể được cài đặt lại bất cứ lúc nào và bất cứ dữ liệu nào liên quan cũng sẽ bị biến mất.”
Apple quả thực vẫn còn có nhiều sai sót, nhưng may là các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư không phải là một trong số đó. Họ không phải là những kẻ đói dữ liệu như Google hay Facebook, và cũng không cần những hồ sơ cá nhân người dùng như Amazon. Họ có thể đang bán ra những thiết bị phần cứng giá đắt cắt cổ, và có thể những thiết kế đã không còn giữ được vị thế như trước nữa, nhưng ít nhất về bản chất, họ không phải là người xấu xa.
Tham khảo TechCrunch   Để đạt được vị trí 1 nghìn tỷ USD, Apple đã tham lam thế này đây