Trang chủ Tin Tức Bộ cảm biến theo dõi bệnh nhân đột quỵ

Bộ cảm biến theo dõi bệnh nhân đột quỵ

766

Từ nhiều năm qua, đã có rất nhiều sáng kiến giúp các bệnh nhân phục hồi sau đột quỵ, từ các trò chơi Nintendo Wii, cho đến các loại thuốc kháng viêm, từ các liệu pháp tế bào gốc đến găng tay robot. Tuy nhiên, chưa có giải pháp nào mang lại hiệu quả cao.
Gần đây, ý tưởng sử dụng bộ cảm biến mang trên người để theo dõi tình trạng của bệnh nhân (chẳng hạn như bộ quần áo cảm biến được chứng thực vào năm 2016) của Trường ĐH Twente, Mỹ được đánh giá tốt… Tuy nhiên với sáng kiến mới của mình. Các nhà nghiên cứu tại đây đã sử dụng cảm biến giống như băng cá nhân dán lên cổ bệnh nhân, nhằm theo dõi các thông tin quan trọng và chuyển đến cho bác sĩ qua kỹ thuật không dây.
Giống như bộ quần áo cảm biến của Trường Đại học Twente, cảm biến dán cổ được thiết kế để giải quyết một trong những thách thức lớn nhất là theo dõi tiến triển của bệnh nhân khi họ xuất hiện trở về nhà.
Arun Jayaraman, một nhà nghiên cứu tại Bệnh viện nghiên cứu Shirley Ryan AbilityLab ở Chicago, Mỹ đã kiểm tra thiết bị cảm ứng cổ họng này, cho biết: “Một trong những vấn đề lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt là sự hồi phục của bệnh nhân có xu hướng chậm lại sau khi họ xuất viện. Với công dụng giám sát tại nhà của thiết bị cảm biến, chúng ta có thể can thiệp đúng lúc, giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh và hiệu quả hơn”.
Bộ cảm biến giống như một miếng băng cá nhân lớn được dán trực tiếp vào mỗi bên cổ, có khả năng đo nhiều dữ liệu khác nhau, bao gồm hoạt động tim, chuyển động cơ, chất lượng giấc ngủ, khả năng nuốt và đặc điểm giọng nói. Các nhà nghiên cứu cho biết, bệnh nhân có thể đeo thiết bị ngay cả khi tập thể dục mạnh.
Nói và nuốt là mối quan tâm đặc biệt trong việc phục hồi sau đột quỵ. Người ta cho rằng khoảng một phần ba bệnh nhân sẽ gặp những khó khăn về giao tiếp sau đột quỵ, trong khi ít nhất 40 phần trăm sẽ có một số khó khăn ban đầu khi nuốt, có thể gây nguy cơ lây nhiễm.
Liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp chữa được các vấn đề về nuốt và giao tiếp, do đó khả năng theo dõi tiến trình từ xa sẽ giúp ích rất nhiều trong phục hồi sau cơn đột quỵ. Bằng việc đo độ rung trong dây thanh âm, thiết bị có thể loại bỏ tiếng ồn xung quanh, một vấn đề gặp phải khi sử dụng microphone để đánh giá tiến bộ trong phục hồi chức năng nói. Thiết bị này được thiết kế để uốn nhẹ cổ họng của bệnh nhân nhằm giảm thiểu cảm giác khó chịu.
Theo Leora Cherney, nhà nghiên cứu tại Shirley Ryan AbilityLab: “Hiểu biết chi tiết về thói quen giao tiếp của bệnh nhân bên ngoài bệnh viện giúp chúng tôi phát triển các chiến lược tốt hơn để cải thiện kỹ năng nói và tăng tốc quá trình hồi phục”.
Kế hoạch sắp tới của các nhà nghiên cứu là sử dụng bộ cảm biến trên chân tay và ngực, tất cả đều có thể được truyền trực tuyến tới bệnh nhân hoặc bác sĩ của họ để cung cấp một cái nhìn khái quát hơn về quá trình tiến triển, cũng như chú trọng đến các vùng cần được lưu ý.
Nghiên cứu của nhóm đã được Giáo sư John A. Rogers trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ, diễn ra mới đây tại Austin, Texas.