“Bạn là nam hay nữ?” – Đối với con người thì đây chắc hẳn là một câu hỏi ‘dễ như ăn bánh’, nhưng đối với loài cá hề thì đáp án lại không hề đơn giản. Bởi lẽ, khi sinh ra, tất cả các con cá hề đều được xác định là cá đực. Chỉ khi trưởng thành và kết đôi, con nào nổi trội hơn sẽ biến thành cá cái.
Có màu cam sáng với ba sọc trắng rất đặc biệt, cá hề nghiễm nhiên trở thành cư dân nổi bật nhất trong rặng san hô. Chúng có chiều dài khoảng 11cm và được đặt tên theo những màu sắc sặc sỡ của hải quỳ – tổ trú ẩn an toàn của chúng.
Có màu cam sáng với ba sọc trắng rất đặc biệt, cá hề nghiễm nhiên trở thành cư dân nổi bật nhất trong rặng san hô. (Ảnh: Clownfish for Skype)
Cá hề và hải quỳ có một mối quan hệ cộng sinh chặt chẽ, nghĩa là thường xuyên đem lại lợi ích cho nhau. Hải quỳ biển bảo vệ cá hề khỏi kẻ thù, cũng như cung cấp thức ăn cho cá hề qua phần dư thừa từ những bữa ăn của hải quỳ và thỉnh thoảng là các xúc tu hải quỳ đã chết.
Cá hề và hải quỳ có một mối quan hệ cộng sinh chặt chẽ, nghĩa là thường xuyên đem lại lợi ích cho nhau. (Ảnh: australiangeographic.com.au)
Đổi lại, cá hề bảo vệ hải quỳ khỏi những kẻ thù của nó như ký sinh trùng. Hải quỳ còn ‘được thừa hưởng’ chất dinh dưỡng từ ‘phân’ của cá hề. Tuy các xúc tu của hải quỳ chứa đầy nọc độc nhưng cá hề lại không hề bị ảnh hưởng, có lẽ là nhờ vào lớp dịch nhầy trên da của chúng (dịch nhầy bao ngoài cá hề cấu tạo bởi đường hơn là protein, từ đó hải quỳ không thể nhận ra cá hề để tấn công bằng các tế bào châm ngứa).
Có ít nhất 30 loài cá hề đã được biết đến, phần lớn chúng sống trong những vùng nước nông ở Ấn Độ Dương, Biển Đỏ và phía Tây Thái Bình Dương. Không hề có loài cá hề nào sống ở biển Caribê, Địa Trung Hải hay Đại Tây Dương.
Có ít nhất 30 loài cá hề đã được biết đến, phần lớn chúng sống trong những vùng nước nông ở Ấn Độ Dương, Biển Đỏ và phía Tây Thái Bình Dương. (Ảnh: Open Source Studio)
Một đặc điểm rất thú vị, là tất cả cá hề khi sinh ra đều là giống đực. Chúng còn có khả năng chuyển đổi giới tính, nhưng chỉ làm vậy để trở thành con cái đầu đàn của cả một đàn mà thôi. Ví dụ như khi con cái đầu đàn chết đi, con đực kết đôi với chúng sẽ tự chuyển đổi thành con cái và đảm nhiệm việc sinh nở cho cả đàn. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại không thể đảo ngược.
Tại sao cá hề lại có thể thay đổi giới tính?
Về cơ bản, tất cả cá hề được sinh ra lưỡng tính với đầy đủ cả mô tinh hoàn và mô buồng trứng. Hầu hết cá hề là loài lưỡng tính tuần tự, nghĩa là chúng luân phiên giữa giới tính đực và cái ở một số thời điểm trong cuộc đời. Việc giao phối của cá hề chỉ phụ thuộc vào việc mô nào được khuyến khích phát triển, phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm xã hội.
Trong một đàn chỉ có hai con cá hề to nhất là đảm nhận chức năng sinh sản, chúng là cặp vợ chồng duy nhất trong đàn. Ngoài ra, còn có một vài con tuổi ‘vị thành niên’ giúp trông nom đàn. Nếu như con cái đầu đàn chết, con đực đầu đàn sẽ thay đổi giới tính và trở thành con cái gây giống. Trong khi đó, một con thường dân khác lớn nhất lại được nâng cấp lên trở thành con đực gây giống.
Trong một đàn chỉ có hai con cá hề to nhất là đảm nhận chức năng sinh sản, chúng là cặp vợ chồng duy nhất trong đàn. Ngoài ra, còn có một vài con tuổi ‘vị thành niên’ giúp trông nom đàn. (Ảnh: YouTube)
Cấu trúc xã hội của cá hề và khả năng thay đổi giới tính của nó có thể liên quan đến môi trường sống mà cá hề lựa chọn – hải quỳ. Loài cá này sử dụng vật chủ độc hại là hải quỳ để giúp nó ẩn nấp khỏi những kẻ săn mồi.
Sự hiện diện của cá nhồng cùng một số loài cá lớn khác trong hệ sinh thái của cá hề khiến chúng hiếm khi rời khỏi vật chủ hải quỳ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ rất khó để tìm một con cá hề cái mới gia nhập vào nhóm, nếu như con cái đầu đàn chết.
Sự hiện diện của cá nhồng cùng một số loài cá lớn khác trong hệ sinh thái của cá hề khiến chúng hiếm khi rời khỏi vật chủ hải quỳ. (Ảnh: Disney Wiki – Fandom)
Vì vậy, khả năng thay đổi giới tính của cá hề đảm bảo rằng con cá hề đực lớn nhất không phải đi lang thang vào vùng nước không an toàn để tìm một người bạn đời mới – một con cá đực chưa trưởng thành trong đàn đã có thể đảm đương vai trò đó rồi!
Video:
Ngọc Thuần
Có màu cam sáng với ba sọc trắng rất đặc biệt, cá hề nghiễm nhiên trở thành cư dân nổi bật nhất trong rặng san hô. Chúng có chiều dài khoảng 11cm và được đặt tên theo những màu sắc sặc sỡ của hải quỳ – tổ trú ẩn an toàn của chúng.
Cá hề và hải quỳ có một mối quan hệ cộng sinh chặt chẽ, nghĩa là thường xuyên đem lại lợi ích cho nhau. Hải quỳ biển bảo vệ cá hề khỏi kẻ thù, cũng như cung cấp thức ăn cho cá hề qua phần dư thừa từ những bữa ăn của hải quỳ và thỉnh thoảng là các xúc tu hải quỳ đã chết.
Đổi lại, cá hề bảo vệ hải quỳ khỏi những kẻ thù của nó như ký sinh trùng. Hải quỳ còn ‘được thừa hưởng’ chất dinh dưỡng từ ‘phân’ của cá hề. Tuy các xúc tu của hải quỳ chứa đầy nọc độc nhưng cá hề lại không hề bị ảnh hưởng, có lẽ là nhờ vào lớp dịch nhầy trên da của chúng (dịch nhầy bao ngoài cá hề cấu tạo bởi đường hơn là protein, từ đó hải quỳ không thể nhận ra cá hề để tấn công bằng các tế bào châm ngứa).
Có ít nhất 30 loài cá hề đã được biết đến, phần lớn chúng sống trong những vùng nước nông ở Ấn Độ Dương, Biển Đỏ và phía Tây Thái Bình Dương. Không hề có loài cá hề nào sống ở biển Caribê, Địa Trung Hải hay Đại Tây Dương.
Một đặc điểm rất thú vị, là tất cả cá hề khi sinh ra đều là giống đực. Chúng còn có khả năng chuyển đổi giới tính, nhưng chỉ làm vậy để trở thành con cái đầu đàn của cả một đàn mà thôi. Ví dụ như khi con cái đầu đàn chết đi, con đực kết đôi với chúng sẽ tự chuyển đổi thành con cái và đảm nhiệm việc sinh nở cho cả đàn. Tuy nhiên, sự thay đổi này lại không thể đảo ngược.
Tại sao cá hề lại có thể thay đổi giới tính?
Về cơ bản, tất cả cá hề được sinh ra lưỡng tính với đầy đủ cả mô tinh hoàn và mô buồng trứng. Hầu hết cá hề là loài lưỡng tính tuần tự, nghĩa là chúng luân phiên giữa giới tính đực và cái ở một số thời điểm trong cuộc đời. Việc giao phối của cá hề chỉ phụ thuộc vào việc mô nào được khuyến khích phát triển, phụ thuộc phần lớn vào kinh nghiệm xã hội.
Trong một đàn chỉ có hai con cá hề to nhất là đảm nhận chức năng sinh sản, chúng là cặp vợ chồng duy nhất trong đàn. Ngoài ra, còn có một vài con tuổi ‘vị thành niên’ giúp trông nom đàn. Nếu như con cái đầu đàn chết, con đực đầu đàn sẽ thay đổi giới tính và trở thành con cái gây giống. Trong khi đó, một con thường dân khác lớn nhất lại được nâng cấp lên trở thành con đực gây giống.
Cấu trúc xã hội của cá hề và khả năng thay đổi giới tính của nó có thể liên quan đến môi trường sống mà cá hề lựa chọn – hải quỳ. Loài cá này sử dụng vật chủ độc hại là hải quỳ để giúp nó ẩn nấp khỏi những kẻ săn mồi.
Sự hiện diện của cá nhồng cùng một số loài cá lớn khác trong hệ sinh thái của cá hề khiến chúng hiếm khi rời khỏi vật chủ hải quỳ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ rất khó để tìm một con cá hề cái mới gia nhập vào nhóm, nếu như con cái đầu đàn chết.
Vì vậy, khả năng thay đổi giới tính của cá hề đảm bảo rằng con cá hề đực lớn nhất không phải đi lang thang vào vùng nước không an toàn để tìm một người bạn đời mới – một con cá đực chưa trưởng thành trong đàn đã có thể đảm đương vai trò đó rồi!
Video:
Ngọc Thuần