Giới chuyên gia khuyến cáo, an ninh mạng không chỉ đơn thuần là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề chung của mọi quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan hoạt động mạng. Từng đơn vị, tổ chức đều phải hiểu rõ, có hành động và chiến lược cụ thể bảo vệ an ninh mạng của chính mình.
Trong kỷ nguyên số này, an ninh mạng đang trở thành một chỉ số quan trọng thể hiện sức mạnh của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia. (Ảnh minh họa: KT).
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Tập đoàn An ninh mạng BKAV khuyến cáo, trước hết trong nhận thức của mỗi cơ quan, doanh nghiệp cần đặt an ninh mạng là một trong những hạng mục cần thực hiện thường xuyên, lâu dài.
“Trong 1 dự án đầu tư về công nghệ thông tin, cần dành ra khoảng 5 – 10% cho lĩnh vực an ninh mạng. Bởi vì khoản đầu tư này nhỏ, nhưng sẽ giúp chúng ta hạn chế được nhiều rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Đối với các hệ thống quan thông tin quan trọng phải xây dựng và áp dụng quy trình quản lý hệ thống an ninh thông tin theo quy chuẩn, để giúp chúng ta phát hiện, phòng ngừa và đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro nếu có”, ông Ngô Tuấn Anh nhấn mạnh.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát An ninh mạng, Ban cơ yếu Chính phủ khuyến nghị, cần nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về bảo mật an toàn thông tin. Không dễ dàng cung cấp thông tin các nhân, nhấn vào các đường link, mail lạ.
“Để làm được điều này, cần xây dựng chính sách hiệu quả, với nhà nước là hệ thống pháp luật. Trong đó là các quy chế, quy định nghiêm ngặt về an toàn thông tin để cơ quan, doanh nghiệp có quy trình, hệ thống đồng bộ, giúp từ lãnh đạo cấp cao đến người dùng cuối tuân thủ”, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đức Sự nhấn mạnh.
Song song với triển khai các phương án đảm bảo an toàn thông tin, cần phát triển nguồn nhân lực trong nước, đồng thời tạo dựng hành lang pháp lý để thúc đẩy sản phẩm an toàn thông tin của Việt Nam.
Trong kỷ nguyên số này, an ninh mạng sẽ trở thành một chỉ số về sức mạnh của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia. Phần cứng, phần mềm đều trở thành mục tiêu tấn công. Khi mọi thứ trong cuộc sống được số hóa, kết nối với nhau cao hơn, thì cơ hội và rủi ro luôn đi song hành.
Ông Yaniv Tessel, Tham tán Phòng Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Israel tại Việt Nam.
Ông Yaniv Tessel, Tham tán Phòng Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, Israel đã từng trải qua thời điểm giống Việt Nam hiện nay khi xây dựng nhà nước khởi nghiệp và số hóa nhiều hệ thống trọng yếu. Hiện Israel là quốc gia xuất khẩu công nghệ an ninh mạng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ (chiếm hơn 20% tổng đầu tư toàn cầu về lĩnh vực an ninh mạng), đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp an ninh mạng.
Để làm được điều đó, Israel đã thành lập Cơ quan Mạng Israel đặt tại Văn phòng Thủ tướng Israel, dưới sự điều hành của Thủ tướng và Chính phủ nhằm xây dựng chính sách an ninh mạng của quốc gia, thúc đẩy triển khai và đưa ra giải pháp đối với các vấn đề liên quan đến mạng.
Cơ quan này góp phần nâng cao vị thế hàng đầu của Nhà nước Israel như một cường quốc trong nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng, đầu tư nguồn lực lớn vào các viện của Israel, vào nguồn nhân lực và ngành công nghiệp bảo mật mạng.
Đơn vị này cũng có nhiệm vụ tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan tư nhân, cơ quan chính phủ, các đối tác quốc tế, tạo ra hệ sinh thái an ninh mạng độc đáo, vượt trội tại Israel.
“Trong bối cảnh hiện nay, dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ cần tự vạch ra những chiến lược, kế hoạch ứng phó an ninh mạng của riêng mình để đối phó với những mối đe dọa đó. Nhất là khi Việt Nam là một trong số những quốc gia phải gánh chịu nhiều tấn công mạng so với các quốc gia khác”, Ông Yaniv Tessel nhấn mạnh.
Albert Einstein đã từng nói “Trong một cuộc chơi, chúng ta cần học luật chơi và từ đó phải chơi tốt hơn tất cả”. Trong vấn đề an ninh mạng, điều này thực sự là một thách thức lớn. Tuy nhiên, muốn tồn tại, phát triển và vươn tầm ra thế giới, Việt Nam cần và bắt buộc phải thử sức.
=> Xem thêm
Nhiều lỗ hổng phần mềm, người dùng cũng thiếu hiểu biết
Việt Nam đang là mục tiêu của tội phạm mạng
Theo VOV
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Tập đoàn An ninh mạng BKAV khuyến cáo, trước hết trong nhận thức của mỗi cơ quan, doanh nghiệp cần đặt an ninh mạng là một trong những hạng mục cần thực hiện thường xuyên, lâu dài.
“Trong 1 dự án đầu tư về công nghệ thông tin, cần dành ra khoảng 5 – 10% cho lĩnh vực an ninh mạng. Bởi vì khoản đầu tư này nhỏ, nhưng sẽ giúp chúng ta hạn chế được nhiều rủi ro có thể xảy ra trong tương lai. Đối với các hệ thống quan thông tin quan trọng phải xây dựng và áp dụng quy trình quản lý hệ thống an ninh thông tin theo quy chuẩn, để giúp chúng ta phát hiện, phòng ngừa và đưa ra những biện pháp giảm thiểu rủi ro nếu có”, ông Ngô Tuấn Anh nhấn mạnh.
Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đức Sự, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát An ninh mạng, Ban cơ yếu Chính phủ khuyến nghị, cần nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về bảo mật an toàn thông tin. Không dễ dàng cung cấp thông tin các nhân, nhấn vào các đường link, mail lạ.
“Để làm được điều này, cần xây dựng chính sách hiệu quả, với nhà nước là hệ thống pháp luật. Trong đó là các quy chế, quy định nghiêm ngặt về an toàn thông tin để cơ quan, doanh nghiệp có quy trình, hệ thống đồng bộ, giúp từ lãnh đạo cấp cao đến người dùng cuối tuân thủ”, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Đức Sự nhấn mạnh.
Song song với triển khai các phương án đảm bảo an toàn thông tin, cần phát triển nguồn nhân lực trong nước, đồng thời tạo dựng hành lang pháp lý để thúc đẩy sản phẩm an toàn thông tin của Việt Nam.
Trong kỷ nguyên số này, an ninh mạng sẽ trở thành một chỉ số về sức mạnh của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia. Phần cứng, phần mềm đều trở thành mục tiêu tấn công. Khi mọi thứ trong cuộc sống được số hóa, kết nối với nhau cao hơn, thì cơ hội và rủi ro luôn đi song hành.
Ông Yaniv Tessel, Tham tán Phòng Kinh tế và Thương mại Đại sứ quán Israel tại Việt Nam cho biết, Israel đã từng trải qua thời điểm giống Việt Nam hiện nay khi xây dựng nhà nước khởi nghiệp và số hóa nhiều hệ thống trọng yếu. Hiện Israel là quốc gia xuất khẩu công nghệ an ninh mạng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ (chiếm hơn 20% tổng đầu tư toàn cầu về lĩnh vực an ninh mạng), đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp an ninh mạng.
Để làm được điều đó, Israel đã thành lập Cơ quan Mạng Israel đặt tại Văn phòng Thủ tướng Israel, dưới sự điều hành của Thủ tướng và Chính phủ nhằm xây dựng chính sách an ninh mạng của quốc gia, thúc đẩy triển khai và đưa ra giải pháp đối với các vấn đề liên quan đến mạng.
Cơ quan này góp phần nâng cao vị thế hàng đầu của Nhà nước Israel như một cường quốc trong nghiên cứu các vấn đề liên quan đến bảo mật mạng, đầu tư nguồn lực lớn vào các viện của Israel, vào nguồn nhân lực và ngành công nghiệp bảo mật mạng.
Đơn vị này cũng có nhiệm vụ tăng cường sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan tư nhân, cơ quan chính phủ, các đối tác quốc tế, tạo ra hệ sinh thái an ninh mạng độc đáo, vượt trội tại Israel.
“Trong bối cảnh hiện nay, dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ cần tự vạch ra những chiến lược, kế hoạch ứng phó an ninh mạng của riêng mình để đối phó với những mối đe dọa đó. Nhất là khi Việt Nam là một trong số những quốc gia phải gánh chịu nhiều tấn công mạng so với các quốc gia khác”, Ông Yaniv Tessel nhấn mạnh.
Albert Einstein đã từng nói “Trong một cuộc chơi, chúng ta cần học luật chơi và từ đó phải chơi tốt hơn tất cả”. Trong vấn đề an ninh mạng, điều này thực sự là một thách thức lớn. Tuy nhiên, muốn tồn tại, phát triển và vươn tầm ra thế giới, Việt Nam cần và bắt buộc phải thử sức.
=> Xem thêm
Nhiều lỗ hổng phần mềm, người dùng cũng thiếu hiểu biết
Việt Nam đang là mục tiêu của tội phạm mạng
Theo VOV