Có rất nhiều điều để nói về chiếc Mi 8 mới ra mắt, nhưng chắc chắn một trong những cụm từ sẽ giúp Xiaomi tràn ngập trên mặt báo là “tai thỏ”. Những tưởng Xiaomi sẽ kiên quyết nói không với trào lưu này, nhưng mẫu Mi đầu bảng mới nhất vẫn có “rãnh cắt” tai thỏ.
So với “rãnh cắt” của các hãng khác, Mi 8 (bản Explorer Edition) có một điểm đặc biệt: ẩn chứa bên trong là camera thực sự nhận diện được bằng 3D. Nhưng cũng giống như các ông lớn Android khác, Xiaomi vẫn tạo hình tai thỏ cùng một cách: vẫn tạo hình tai thỏ và thậm chí còn có thêm 1 thiết kế không mong muốn khác: “cái cằm” (viền màn hình) khá dày phía dưới.
Cái bẫy của tương lai
Rất khó để tin rằng Apple sẽ giữ tai thỏ trên iPhone mãi mãi.
Có thể bạn chưa nhận ra điều này, nhưng dù có được các hãng chuộng đến mấy thì “tai thỏ” vẫn là một quyết định thiết kế không hoàn hảo (và thậm chí là có thể gây tức giận) của Apple. Nếu đã có thể hoàn thiện công nghệ ẩn giấu toàn bộ cụm Face ID dưới màn hình trong năm 2017, Apple chắc chắn đã không tạo tai thỏ trên iPhone X.
Nhưng thực tế là Apple đã có ý tưởng ẩn giấu camera dưới màn hình từ gần 10 năm trước, tức là khi Steve Jobs còn sống. Không khó để nhận ra rằng mục tiêu cuối cùng của Jony Ive – truyền nhân của Steve Jobs – sẽ là loại bỏ tai thỏ và tạo ra những chiếc smartphone thực sự có màn hình bao phủ toàn bộ mặt trước. Apple vốn nổi danh là “không làm thì thôi, đã làm thì phải đến nơi đến chốn”. Không thể có chuyện tai thỏ tồn tại mãi trên iPhone.
Bằng sáng chế của Apple về camera dưới màn hình được áp dụng cho “desktop, laptop, điện thoại di động, PDA” và nhiều loại thiết bị khác.
Nếu suy nghĩ thật kỹ về cái đích này, bạn sẽ thấy rất nhiều vấn đề tiềm ẩn trước mặt các hãng Android đang chạy theo tai thỏ. Một lần nữa, tai thỏ là ngớ ngẩn, và đến khi Apple chạm đích smartphone không tai thỏ, các hãng Android vẫn đã có cả loạt smartphone… tai thỏ. Chúng sẽ đặc biệt ngớ ngẩn khi đứng cạnh một chiếc iPhone nào đó của tương lai, vốn không còn “rãnh” nữa.
“Cái cằm”: Chi tiết nhỏ mà đắt giá
Dĩ nhiên, một hướng đi khác vẫn tồn tại: các hãng Android có thể chạm tay vào ý tưởng “toàn màn hình” trước cả iPhone. Song, để tạo ra một chiếc smartphone thực sự toàn màn hình, họ sẽ phải giải quyết vấn đề mà ngay bây giờ iPhone X cũng không gặp phải: cái “cằm” khá dày phía dưới.
Bất kỳ một chiếcsmartphone Android nào chạy theo tai thỏ đều có “cái cằm” rõ rệt phía dưới màn hình.
Vấn đề ở đây không nằm ở công nghệ mà là ở giá bán: Samsung bán màn hình OLED “tai thỏ” gần như không có viền phía dưới cho Apple ở mức giá 110 USD. Đây là khung giá cao gấp đôi, gấp ba màn hình thường và bởi vậy gần như chắc chắn nằm ngoài khả năng của OPPO/Vivo, Xiaomi hay Huawei Honor. Các hãng Trung Quốc vốn thường dùng smartphone tai thỏ để nhắm vào các phân khúc giá rẻ/tầm trung: màn hình 110 USD sẽ khiến chi phí sản xuất sẽ đội lên đáng kể, và họ hoặc sẽ phải bán điện thoại chịu lỗ hoặc chấp nhận mất một phần lớn sức hấp dẫn truyền thống nếu tăng giá.
Vậy thì, tại sao lại có mức giá lên tới 110 USD trong khi màn hình AMOLED gần kích cỡ của Galaxy S9 chỉ vào khoảng 79 USD? Câu trả lời là bởi, để tạo ra smartphone “tràn màn hình” thực thụ, Apple đã thuê Samsung tạo ra một tấm màn hơi cong ở 4 cạnh. Phần màn hình này thực chất “trồi” ra hẳn khỏi thân máy và còn chứa cả chip cảm ứng của Broadcom cùng chip quản lý điện năng OLED của STMicro.
iPhone X thực sự là một siêu phẩm về mặt kỹ nghệ chế tác.
Điều này có nghĩa là Apple lựa chọn một giải pháp kỹ thuật khác biệt hoàn toàn và khá khó nhằn với các OEM. Theo các nguồn tin chuỗi cung ứng, đến cả nhà sản xuất TV OLED số 1 thế giới là LG cũng không đáp ứng được đặc tả của Apple. Món hời “iPhone X” vì thế rơi vào tay của Samsung.
Cái bẫy tương lai
Hãy để ý và bạn sẽ nhận thấy tất cả smartphone tai thỏ của OPPO, Vivo, Huawei, Honor, Nokia, ASUS, LG hay mới đây là OnePlus và Xiaomi đều có phần viền phía dưới khá dày. Tai thỏ vốn đã xấu, tai thỏ có viền màn hình dày lại càng xấu hơn. Nhưng chi phí sản xuất vẫn là yếu tố quá quan trọng, và các hãng Android buộc phải chấp nhận sự xấu xí này nếu không muốn sập tiệm.
Điều khiến cho họ càng gặp khó khi chạy theo Apple là iPhone X vẫn nằm trong top những chiếc smartphone bán chạy nhất thế giới. Những chiếc smartphone khác sẽ có lượng đơn hàng thấp hơn và bởi vậy khó có thể được Samsung trao “giá đẹp” như Apple (thật trớ trêu).
Chi phí để loại bỏ “cái cằm” này sẽ khiến các hãng nổi danh giá rẻ như Xiaomi, OPPO/Vivo hay Honor phải đội giá lên rất nhiều.
Dĩ nhiên là OPPO, Vivo, OnePlus hay Xiaomi cũng có thể máu ăn thua với Apple và đặt hàng luôn màn OLED giá cao từ Samsung. Đáng tiếc rằng kể cả hướng đi này cũng không hứa hẹn một kết cục tốt đẹp dành cho họ: đến thời điểm hiện tại, Apple vẫn là ông chủ tuyệt đối của phân khúc tầm cao. Trong khi Apple có thể thản nhiên công bố mức giá bán trung bình tới người dùng ở mức trên 700 USD và doanh số smartphone vẫn đứng thứ 2 thế giới, các hãng khác gần như chẳng có gì để chứng minh smartphone đắt tiền của họ có thể thành công.
Nếu bỏ ra 110 USD để mua màn hình “không cằm” từ Samsung nhằm ăn thua với “Apple”, các hãng sẽ đặt ra câu hỏi hiển nhiên: tại sao lại chịu lỗ trên một cuộc chiến chắc chắn sẽ kết thúc với thất bại?
CEO của OnePlus còn lên tiếng dạy người dùng “Hãy học cách yêu cái rãnh” mà quên mất rằng cái cằm mới quyết định đến sinh tồn tương lai.
Chỉ trong vòng 1 tuần, đã có tới 2 nhà sản xuất Android đình đám bước chân vào cuộc chiến tai thỏ: Xiaomi và OnePlus. Nếu mở rộng ra 1 tháng, con số này tăng lên 4: Xiaomi, OnePlus, Nokia và LG, và cả 4 cũng đều có “cái cằm”.
Cái bẫy của Apple đã thu hút được quá nhiều con mồi. Câu hỏi giờ chỉ còn là, khi nào Apple sẽ giật dây? Nội thất nhìn thấy qua mặt lưng trong suốt của Xiaomi Mi 8 Explorer Edition rất có thể chỉ là ảnh giả
So với “rãnh cắt” của các hãng khác, Mi 8 (bản Explorer Edition) có một điểm đặc biệt: ẩn chứa bên trong là camera thực sự nhận diện được bằng 3D. Nhưng cũng giống như các ông lớn Android khác, Xiaomi vẫn tạo hình tai thỏ cùng một cách: vẫn tạo hình tai thỏ và thậm chí còn có thêm 1 thiết kế không mong muốn khác: “cái cằm” (viền màn hình) khá dày phía dưới.
Cái bẫy của tương lai
Có thể bạn chưa nhận ra điều này, nhưng dù có được các hãng chuộng đến mấy thì “tai thỏ” vẫn là một quyết định thiết kế không hoàn hảo (và thậm chí là có thể gây tức giận) của Apple. Nếu đã có thể hoàn thiện công nghệ ẩn giấu toàn bộ cụm Face ID dưới màn hình trong năm 2017, Apple chắc chắn đã không tạo tai thỏ trên iPhone X.
Nhưng thực tế là Apple đã có ý tưởng ẩn giấu camera dưới màn hình từ gần 10 năm trước, tức là khi Steve Jobs còn sống. Không khó để nhận ra rằng mục tiêu cuối cùng của Jony Ive – truyền nhân của Steve Jobs – sẽ là loại bỏ tai thỏ và tạo ra những chiếc smartphone thực sự có màn hình bao phủ toàn bộ mặt trước. Apple vốn nổi danh là “không làm thì thôi, đã làm thì phải đến nơi đến chốn”. Không thể có chuyện tai thỏ tồn tại mãi trên iPhone.
Nếu suy nghĩ thật kỹ về cái đích này, bạn sẽ thấy rất nhiều vấn đề tiềm ẩn trước mặt các hãng Android đang chạy theo tai thỏ. Một lần nữa, tai thỏ là ngớ ngẩn, và đến khi Apple chạm đích smartphone không tai thỏ, các hãng Android vẫn đã có cả loạt smartphone… tai thỏ. Chúng sẽ đặc biệt ngớ ngẩn khi đứng cạnh một chiếc iPhone nào đó của tương lai, vốn không còn “rãnh” nữa.
“Cái cằm”: Chi tiết nhỏ mà đắt giá
Dĩ nhiên, một hướng đi khác vẫn tồn tại: các hãng Android có thể chạm tay vào ý tưởng “toàn màn hình” trước cả iPhone. Song, để tạo ra một chiếc smartphone thực sự toàn màn hình, họ sẽ phải giải quyết vấn đề mà ngay bây giờ iPhone X cũng không gặp phải: cái “cằm” khá dày phía dưới.
Vấn đề ở đây không nằm ở công nghệ mà là ở giá bán: Samsung bán màn hình OLED “tai thỏ” gần như không có viền phía dưới cho Apple ở mức giá 110 USD. Đây là khung giá cao gấp đôi, gấp ba màn hình thường và bởi vậy gần như chắc chắn nằm ngoài khả năng của OPPO/Vivo, Xiaomi hay Huawei Honor. Các hãng Trung Quốc vốn thường dùng smartphone tai thỏ để nhắm vào các phân khúc giá rẻ/tầm trung: màn hình 110 USD sẽ khiến chi phí sản xuất sẽ đội lên đáng kể, và họ hoặc sẽ phải bán điện thoại chịu lỗ hoặc chấp nhận mất một phần lớn sức hấp dẫn truyền thống nếu tăng giá.
Vậy thì, tại sao lại có mức giá lên tới 110 USD trong khi màn hình AMOLED gần kích cỡ của Galaxy S9 chỉ vào khoảng 79 USD? Câu trả lời là bởi, để tạo ra smartphone “tràn màn hình” thực thụ, Apple đã thuê Samsung tạo ra một tấm màn hơi cong ở 4 cạnh. Phần màn hình này thực chất “trồi” ra hẳn khỏi thân máy và còn chứa cả chip cảm ứng của Broadcom cùng chip quản lý điện năng OLED của STMicro.
Điều này có nghĩa là Apple lựa chọn một giải pháp kỹ thuật khác biệt hoàn toàn và khá khó nhằn với các OEM. Theo các nguồn tin chuỗi cung ứng, đến cả nhà sản xuất TV OLED số 1 thế giới là LG cũng không đáp ứng được đặc tả của Apple. Món hời “iPhone X” vì thế rơi vào tay của Samsung.
Cái bẫy tương lai
Hãy để ý và bạn sẽ nhận thấy tất cả smartphone tai thỏ của OPPO, Vivo, Huawei, Honor, Nokia, ASUS, LG hay mới đây là OnePlus và Xiaomi đều có phần viền phía dưới khá dày. Tai thỏ vốn đã xấu, tai thỏ có viền màn hình dày lại càng xấu hơn. Nhưng chi phí sản xuất vẫn là yếu tố quá quan trọng, và các hãng Android buộc phải chấp nhận sự xấu xí này nếu không muốn sập tiệm.
Điều khiến cho họ càng gặp khó khi chạy theo Apple là iPhone X vẫn nằm trong top những chiếc smartphone bán chạy nhất thế giới. Những chiếc smartphone khác sẽ có lượng đơn hàng thấp hơn và bởi vậy khó có thể được Samsung trao “giá đẹp” như Apple (thật trớ trêu).
Dĩ nhiên là OPPO, Vivo, OnePlus hay Xiaomi cũng có thể máu ăn thua với Apple và đặt hàng luôn màn OLED giá cao từ Samsung. Đáng tiếc rằng kể cả hướng đi này cũng không hứa hẹn một kết cục tốt đẹp dành cho họ: đến thời điểm hiện tại, Apple vẫn là ông chủ tuyệt đối của phân khúc tầm cao. Trong khi Apple có thể thản nhiên công bố mức giá bán trung bình tới người dùng ở mức trên 700 USD và doanh số smartphone vẫn đứng thứ 2 thế giới, các hãng khác gần như chẳng có gì để chứng minh smartphone đắt tiền của họ có thể thành công.
Nếu bỏ ra 110 USD để mua màn hình “không cằm” từ Samsung nhằm ăn thua với “Apple”, các hãng sẽ đặt ra câu hỏi hiển nhiên: tại sao lại chịu lỗ trên một cuộc chiến chắc chắn sẽ kết thúc với thất bại?
Chỉ trong vòng 1 tuần, đã có tới 2 nhà sản xuất Android đình đám bước chân vào cuộc chiến tai thỏ: Xiaomi và OnePlus. Nếu mở rộng ra 1 tháng, con số này tăng lên 4: Xiaomi, OnePlus, Nokia và LG, và cả 4 cũng đều có “cái cằm”.
Cái bẫy của Apple đã thu hút được quá nhiều con mồi. Câu hỏi giờ chỉ còn là, khi nào Apple sẽ giật dây? Nội thất nhìn thấy qua mặt lưng trong suốt của Xiaomi Mi 8 Explorer Edition rất có thể chỉ là ảnh giả