Chiếc smartphone Vivo X21 đánh dấu lần đầu tiên công nghệ này xuất hiện trên thị trường tại Ấn Độ và nhiều quốc gia khác, cũng như là lần đầu tiên nó trở thành một tính năng tiêu chuẩn ở khắp nơi trên thế giới.
Các cảm biến vân tay dưới màn hình tạo điều kiện cho smartphone có thiết kế viền màn hình mỏng hơn và tỉ lệ màn hình với thân máy cao hơn, nhờ tích hợp cụm nhận diện sinh trắc học vào bên dưới màn hình. Tất nhiên, người ta có thể đặt cảm biến này vào mặt lưng điện thoại, như Samsung, Google, và LG đã làm từ nhiều năm qua, nhưng nó lại bất tiện trong nhiều tình huống.
Bạn có lẽ không quan thuộc lắm với Vivo, nhưng đây lại là một hãng điện thoại lớn trên thế giới, với thị phần lớn tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Vivo cũng không phải công ty duy nhất bán các điện thoại với công nghệ này. Xiaomi và Huawei đều đã công bố các phiên bản cao cấp của các thiết bị flagship mới nhất sử dụng công nghệ tương tự. Tuy nhiên, Vivo lại đi xa hơn mọi hãng khác trên lĩnh vực này. Bản mẫu cảm biến vân tay dưới màn hình của Synaptic mà chúng ta thấy tại CES năm nay cuối cùng đã được Vivo mang lên chiếc X20 UD bán tại Trung Quốc – một phiên bản đặc biệt của chiếc flagship trước đây của công ty, và tại MWC, chúng ta lại thấy một bản concept smartphone khá ấn tượng mang tên Apex, với vùng cảm biến vân tay dưới màn hình thậm chí còn lớn hơn.
Tiếp sau X20, Vivo lại tung ra X21 – một chiếc smartphone dành cho người tiêu dùng đầu tiên ứng dụng công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình, với linh kiện từ Goodix. Nó không phải là một bản mẫu như Apex, cũng không phải bản giới hạn đặc biệt như X20 UD; nó đơn giản là một chiếc điện thoại dùng được. Và cảm biến vân tay dưới màn hình trên X21 hoạt động đúng như mong đợi.
Thiế kế của X21 sẽ gây sốc nếu nó ra mắt từ 1 năm trước, nhưng nay mọi thứ đã rất khác biệt ở thời hậu-iPhone X. Như hầu hết các flagship Android năm nay, X21 có màn hình “tai thỏ” với tỉ lệ màn hình dài và một cái cằm mỏng ở đáy màn hình. Nhìn chung, thiết kế của X21 về cơ bản tương đồng với Vivo V9 ra mắt hồi đầu năm, dù V9 sử dụng chất liệu rẻ hơn và các linh kiện phổ biến hơn, và kích cỡ màn hình của máy cũng rất giống OnePlus 6.
Màn hình không phải là điểm chung duy nhất giữa X21 và OnePlus 6. Cả hai thiết bị đều có mặt lưng bằng kính nhưng không hỗ trợ sạc không dây, cùng với một vài nút bấm khá dễ chịu. Về cấu hình, hai điện thoại hoàn toàn khác nhau. X21 sử dụng chip tầm trung Snapdragon 660, camera “bèo” hơn, và sạc qua cổng microUSB. Tất nhiên, OnePlus 6 – cùng với hầu hết mọi điện thoại Android khác đã ra mắt trong năm 2018 – chỉ có cảm biến vân tay ở mặt lưng.
Vivo X21, ngược lại, không có cảm biến vân tay nào có thể thấy được cả, ít nhất là cho tới khi bạn cầm nó lên. Công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình này chỉ hoạt động với màn hình OLED – nó phải có khả năng chiếu sáng ngón tay của bạn, và đèn nền của màn hình LCD sẽ can thiệp làm quá trình quét gặp khó khăn – và màn hình này cho phép Vivo thực hiện một số “mánh” khá thú vị để làm nổi bật cảm biến. Khi bạn cầm điện thoại lên, nó sẽ tự động chiếu sáng biểu tượng vân tay được cách điệu nằm trên vùng cảm biến. Và nếu bạn bật màn hình bằng nút “Sleep”, biểu tượng này sẽ sáng hơn phần còn lại của màn hình.
Sau khi bạn đã đăng ký ngón tay, bạn mở khoá X21 theo cách bạn vẫn thường làm trước đây: đặt ngón tay xuống, giữ và đợi. Chắc chắn nó sẽ chậm hơn một chút so với các cảm biến vân tay thông thường. Bạn không thể mở khoá điện thoại chỉ bằng cách chạm vào biểu tượng như đối với một nút bấm. Thay vào đó, bạn sẽ phải đợi khoảng nửa giây hoặc hơn, và sẽ có một hiệu ứng khá đẹp xuất hiện trên màn hình. Đôi lúc, bạn cảm thấy nhanh hơn, đôi lúc lại chậm hơn. Cảm biến này nhanh đủ mức chấp nhận được, nhưng không quá nhanh đến nỗi bạn không chú ý sự khác biệt.
Thực ra tốc độ mở khoá này không phải là một vấn đề gì đó nghiêm trọng trong sử dụng thực tế, bởi nó nhanh hơn so với thời gian bạn phải mày mò đặt ngón tay vào các cảm biến vân tay ở mặt lưng khác. Lợi thế lớn của nó là khả năng sử dụng khi đặt máy trên bàn hay gắn trên ô tô.
Vấn đề duy nhất có thể cản trở cảm biến vân tay này – cũng tương tự vấn đề với Face ID của Apple – là khi sử dụng dưới ánh sáng chiếu vào trực tiếp. Không phải cảm biến gặp vấn đề khi hoạt động dưới ánh sáng mặt trời, mà bởi rất khó để thấy được biểu tượng vân tay trên màn hình, và cảm biến thì không đủ nhanh hoặc lớn để hoạt động với một cú vuốt ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, nếu Vivo cho vào một dạng phản hồi rung sau mỗi lần mở khoá thì sẽ rất hữu dụng.
iPhone 8 Plus và Vivo X21
X21 cũng hỗ trợ mở khoá bằng khuôn mặt, nhưng sẽ không bảo mật như Face ID, dù nó hoạt động khá tốt. Bạn không thể đánh lừa nó với một tấm hình. Mặc định, mở khoá khuôn mặt chỉ được kích hoạt khi bạn nhấn nút “Wake” (bật màn hình máy), do đó nó không hoạt động đè lên cảm biến vân tay nếu bạn cầm điện thoại lên.
Một vấn đề tiềm tàng khác là cảm biến này không hoạt động tốt với miếng dán cường lực – điều mà Vivo đã thông báo trên hộp của X21. Vivo đã tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách…dán sẵn một miếng dán tương thích lên màn hình máy. Nếu bạn muốn thay miếng dán này bằng một miếng khác cứng hơn, có lẽ bạn sẽ không tìm ra đâu.
Một cách tổng thể, cảm biến trên Vivo X21 là một thành công. Nó là một chiếc Android có viền mỏng, có cảm biến vân tay thay cho nhận diện khuôn mặt, và cảm biến này nằm ở mặt trước máy dù hơi chậm một chút.
Chúng ta sẽ chờ đợi để xem cảm biến của X21 có bền vững theo thời gian hay không. Cảm biến vân tay Touch ID đời đầu trên iPhone 5S không còn hoạt động như ý sau một năm sử dụng.
Cảm biến vân tay dưới màn hình trên X21 dù mới chỉ phiên bản đầu tiên, nhưng hoạt động của nó trong thực tế lại tốt đáng ngạc nhiên.
Tham khảo: TheVerge Vivo giới thiệu smartphone X21 World Cup Edition với thiết kế nổi bật, chỉ tặng chứ không bán
Các cảm biến vân tay dưới màn hình tạo điều kiện cho smartphone có thiết kế viền màn hình mỏng hơn và tỉ lệ màn hình với thân máy cao hơn, nhờ tích hợp cụm nhận diện sinh trắc học vào bên dưới màn hình. Tất nhiên, người ta có thể đặt cảm biến này vào mặt lưng điện thoại, như Samsung, Google, và LG đã làm từ nhiều năm qua, nhưng nó lại bất tiện trong nhiều tình huống.
Bạn có lẽ không quan thuộc lắm với Vivo, nhưng đây lại là một hãng điện thoại lớn trên thế giới, với thị phần lớn tại Trung Quốc và Ấn Độ.
Vivo cũng không phải công ty duy nhất bán các điện thoại với công nghệ này. Xiaomi và Huawei đều đã công bố các phiên bản cao cấp của các thiết bị flagship mới nhất sử dụng công nghệ tương tự. Tuy nhiên, Vivo lại đi xa hơn mọi hãng khác trên lĩnh vực này. Bản mẫu cảm biến vân tay dưới màn hình của Synaptic mà chúng ta thấy tại CES năm nay cuối cùng đã được Vivo mang lên chiếc X20 UD bán tại Trung Quốc – một phiên bản đặc biệt của chiếc flagship trước đây của công ty, và tại MWC, chúng ta lại thấy một bản concept smartphone khá ấn tượng mang tên Apex, với vùng cảm biến vân tay dưới màn hình thậm chí còn lớn hơn.
Tiếp sau X20, Vivo lại tung ra X21 – một chiếc smartphone dành cho người tiêu dùng đầu tiên ứng dụng công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình, với linh kiện từ Goodix. Nó không phải là một bản mẫu như Apex, cũng không phải bản giới hạn đặc biệt như X20 UD; nó đơn giản là một chiếc điện thoại dùng được. Và cảm biến vân tay dưới màn hình trên X21 hoạt động đúng như mong đợi.
Màn hình không phải là điểm chung duy nhất giữa X21 và OnePlus 6. Cả hai thiết bị đều có mặt lưng bằng kính nhưng không hỗ trợ sạc không dây, cùng với một vài nút bấm khá dễ chịu. Về cấu hình, hai điện thoại hoàn toàn khác nhau. X21 sử dụng chip tầm trung Snapdragon 660, camera “bèo” hơn, và sạc qua cổng microUSB. Tất nhiên, OnePlus 6 – cùng với hầu hết mọi điện thoại Android khác đã ra mắt trong năm 2018 – chỉ có cảm biến vân tay ở mặt lưng.
Vivo X21, ngược lại, không có cảm biến vân tay nào có thể thấy được cả, ít nhất là cho tới khi bạn cầm nó lên. Công nghệ cảm biến vân tay dưới màn hình này chỉ hoạt động với màn hình OLED – nó phải có khả năng chiếu sáng ngón tay của bạn, và đèn nền của màn hình LCD sẽ can thiệp làm quá trình quét gặp khó khăn – và màn hình này cho phép Vivo thực hiện một số “mánh” khá thú vị để làm nổi bật cảm biến. Khi bạn cầm điện thoại lên, nó sẽ tự động chiếu sáng biểu tượng vân tay được cách điệu nằm trên vùng cảm biến. Và nếu bạn bật màn hình bằng nút “Sleep”, biểu tượng này sẽ sáng hơn phần còn lại của màn hình.
Thực ra tốc độ mở khoá này không phải là một vấn đề gì đó nghiêm trọng trong sử dụng thực tế, bởi nó nhanh hơn so với thời gian bạn phải mày mò đặt ngón tay vào các cảm biến vân tay ở mặt lưng khác. Lợi thế lớn của nó là khả năng sử dụng khi đặt máy trên bàn hay gắn trên ô tô.
Vấn đề duy nhất có thể cản trở cảm biến vân tay này – cũng tương tự vấn đề với Face ID của Apple – là khi sử dụng dưới ánh sáng chiếu vào trực tiếp. Không phải cảm biến gặp vấn đề khi hoạt động dưới ánh sáng mặt trời, mà bởi rất khó để thấy được biểu tượng vân tay trên màn hình, và cảm biến thì không đủ nhanh hoặc lớn để hoạt động với một cú vuốt ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, nếu Vivo cho vào một dạng phản hồi rung sau mỗi lần mở khoá thì sẽ rất hữu dụng.
X21 cũng hỗ trợ mở khoá bằng khuôn mặt, nhưng sẽ không bảo mật như Face ID, dù nó hoạt động khá tốt. Bạn không thể đánh lừa nó với một tấm hình. Mặc định, mở khoá khuôn mặt chỉ được kích hoạt khi bạn nhấn nút “Wake” (bật màn hình máy), do đó nó không hoạt động đè lên cảm biến vân tay nếu bạn cầm điện thoại lên.
Một vấn đề tiềm tàng khác là cảm biến này không hoạt động tốt với miếng dán cường lực – điều mà Vivo đã thông báo trên hộp của X21. Vivo đã tìm cách giải quyết vấn đề này bằng cách…dán sẵn một miếng dán tương thích lên màn hình máy. Nếu bạn muốn thay miếng dán này bằng một miếng khác cứng hơn, có lẽ bạn sẽ không tìm ra đâu.
Chúng ta sẽ chờ đợi để xem cảm biến của X21 có bền vững theo thời gian hay không. Cảm biến vân tay Touch ID đời đầu trên iPhone 5S không còn hoạt động như ý sau một năm sử dụng.
Cảm biến vân tay dưới màn hình trên X21 dù mới chỉ phiên bản đầu tiên, nhưng hoạt động của nó trong thực tế lại tốt đáng ngạc nhiên.
Tham khảo: TheVerge Vivo giới thiệu smartphone X21 World Cup Edition với thiết kế nổi bật, chỉ tặng chứ không bán