Trang chủ Tin Tức Cặp sinh đôi được Apple tuyển thẳng khi mới 21 tuổi tiết...

Cặp sinh đôi được Apple tuyển thẳng khi mới 21 tuổi tiết lộ bí quyết lọt mắt xanh thương hiệu nhà Táo

786

Hai anh em sinh đôi nhà này vừa cùng lúc chính thức trở thành thần dân làm việc tại trụ sở Apple, nhưng có một sự thật “ngã ngửa” bạn không hề biết: Buổi phỏng vấn hôm ấy, một người đến buổi phỏng vấn muộn 10 phút vì tắc đường, người còn lại thì hoãn luôn cả nửa tổng thời gian chỉ vì… bị ong đốt. Vậy họ có bí quyết gì để hạ hỏa cơn giận của các chuyên gia tại Apple để được nhận vào vậy?

2 nhân vật chính của câu chuyện ngày hôm nay.

Bối cảnh mơ ước

Apple là một trong những công ty có giá trị lớn và nổi tiếng nhất thế giới – điều đó là không thể chối cãi, khi mà sản phẩm của họ len lỏi vào khắp các góc cạnh trong cuộc sống. Dĩ nhiên, được làm việc ở đó là một ước mơ trời ban, và cũng khó khăn biết nhường nào để đạt được.Thế nhưng, gia đình nhà Haberman ở Mỹ này lại được dịp phổng mũi to gấp đôi người thường, vì không chỉ 1, mà là cả 2 cậu con trai sinh đôi của họ vừa được nhận vào làm ở Apple tháng 9 năm ngoái. Cameron và Tyler Haberman mới chỉ 21 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học, sinh cùng ngày cùng giờ và cùng nắm trọn giấc mơ của hàng triệu người khác.2 cậu trai trẻ nắm bắt cơ hội ấy qua một chương trình tìm kiếm tài năng trẻ của Apple về kinh doanh. Hầu hết ứng viên tham gia đều ở độ tuổi chưa ra trường, nhưng nếu có thành tích xuất sắc, họ sẽ nhận được một tấm vé đến Apple làm việc chính thức khi hoàn thành 4 năm Đại học

Câu chuyện bất ngờ nhưng đầy cảm hứng

Nào, trở lại lời dẫn đầu bài: Dù là ứng viên được chọn mời đến Apple sau khi tốt nghiệp, vẫn cần có một buổi phỏng vấn cuối cùng trước khi chốt hợp đồng, và 2 cậu Haberman này đã gây ra những ấn tượng xấu sơ đẳng ngay từ khi bước vào cửa với việc… đi muộn. Thế mà tất cả mọi bối cảnh u ám trong buổi phỏng vấn đó đã được xóa tan nhờ vào một thứ mà 2 anh em khuyên mọi người nên có cho riêng mình: Một câu chuyện cuộc đời.

Tyler và Cameron Haberman tại trường Đại học.

Từ bé đến lớn, họ chưa từng nghĩ mình làm được điều này, vì gia đình mình thuộc tầng lớp lao động, không biết nhiều về thời thế công nghệ. Quê hương họ lớn lên là Visalia, một thành phố thuộc California, có người dân chủ yếu làm nghề chân tay, và hầu hết là các gia đình có truyền thống lâu đời, đã sống qua bao nhiêu thế hệ ở đó.Vì thế, không quá khó hiểu khi giáo dục ở đây chẳng được coi trọng và đầu tư nhiều như nơi khác, thậm chí cho tới 2 năm sau khi vào trung học, họ mới biết về kỳ thi SAT phổ biến và tầm quan trọng của nó nếu muốn đi học bậc cao tại toàn nước Mỹ. Cuộc sống ở Visalia, nói thật, chỉ toàn súng, ma túy và các băng nhóm tội phạm xoay vòng với nhau.Sau cùng, họ vào UC Berkeley, một trường mà ban đầu không hề nằm trong dự định muốn vào của 2 chàng trai. Dù sao đi nữa, thứ duy nhất mà họ cảm thấy khi đến đây là lo lắng, bồn chốn vì chưa kịp làm quen, không biết rằng đây có là nơi phù hợp với mình hay không.Tại sao điều này nghe có vẻ khó khăn như vậy? Có rất nhiều lý do tại đây: UC Berkeley là trường có rất nhiều du học sinh từ bên ngoài nước Mỹ tới học; họ có điểm cao, hồ sơ đẹp, nhà giàu, và bố mẹ làm nghề nghiệp ổn định, lương cao… Nhưng thật may mắn khi 2 anh em Haberman vượt qua và trở thành sinh viên xuất sắc, ngày một toàn diện hơn trong hoạt động học tập và ngoại khóa.Những câu chuyện cứ thế tiếp tục, rồi bất chợt được ngắt bởi lời Cameron: “Đừng kể những gì mà bạn nghĩ rằng họ muốn nghe. Cứ nói ra suy nghĩ thật sự của bản thân, câu chuyện thật sự về chính mình. Đó mới là thứ những người phỏng vấn bạn tìm kiếm.”

Nhớ chuẩn bị bài trước khi bị hỏi

Chia sẻ câu chuyện đời tư là xong à? Còn lâu nhé, đó mới là vòng 1 thôi. Còn lời khuyên cho vòng 2 thì sao? “Chuẩn bị trước cho mọi tình huống chi tiết không bao giờ là thừa.”

Trước khi đến tổng hành dinh Apple để chứng tỏ bản thân, 2 anh em đã lên website của Apple để hiểu thật kỹ về các sản phẩm, phân loại và những giá trị của công ty ở nhiều khía cạnh. Một cách nữa rất khôn ngoan là lên rà soát trang Glassdoor – trang web đánh giá và giải đáp, bàn luận về chất lượng nơi làm việc – để hiểu hơn về các góc nhìn của nhiều người đã đi trước.
“Có lẽ chúng tôi đã chuẩn bị nhiều hơn người bình thường rất nhiều, lập sẵn các hướng trả lời cho mọi thứ có thể được hỏi,” Cameron nói.

Bí quyết hạ gục: Hỏi ngược lại Apple bằng một câu hỏi sắc bén

Nếu một buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ, thông thường các nhà tuyển dụng của công ty luôn để chừa một ít thời gian thừa lại chứ không dùng hết. Và theo anh em Haberman, đây chính là thời cơ để bạn chốt lấy, gây ấn tượng một cú “chí mạng” ngược lại phía công ty. Việc duy trì cuộc hội thoại và củng cố nội dung sâu sắc thêm chính là một trong những kỹ năng tiềm ần mà nhiều người muốn thấy nhưng không nói ra.Về phía Cameron, anh đã dành một câu hỏi khá sâu rộng về những suy nghĩ từ chính người phỏng vấn mình: “Xin cho tôi biết một điều, là ông đã từng có định hướng nghề nghiệp như thế nào trước khi bước lên được vị trí này, và sau khi thành công thì có thay đổi lớn nào xảy ra không?”Người anh em Tyler Haberman thì khác. Anh sẽ cố chiếm cảm tình của người hỏi bằng những chủ đề đời thường và gần gũi hơn. Chẳng hạn như là kế hoạch đi chơi cuối tuần, nhưng sẽ “đá” sang một chút công việc bằng cách gợi ý rằng liệu thời gian đó có bao giờ bị gián đoạn bởi việc công ty không. Tyler muốn cuộc nói chuyện như một buổi chia sẻ giữa người với người, không phải giữa một con robot tuyển dụng lặp đi lặp lại với hàng trăm ứng viên mỗi ngày.