Trang chủ Tin Tức Câu chuyện từ cuốn sổ của các vĩ nhân và bài học...

Câu chuyện từ cuốn sổ của các vĩ nhân và bài học trong kỷ nguyên số

762

Từ cuốn sổ tay của những vĩ nhân trong lịch sử đến các thiết bị công nghệ chứa đựng khả năng ghi chú không giới hạn, rất nhiều phát kiến quan trọng của con người đã ra đời từ những lần “đặt bút”. Từ bút lông, bút mực, bút bi, … cho đến bút S Pen của smartphone, câu chuyện thành công của Beethoven, Hemingway, Darwin và những “hậu duệ” trong kỷ nguyên số của họ đã chứng minh dù kỹ thuật có phát triển đến đâu, chữ viết tay vẫn đóng vai trò nền tảng trong sáng tạo, là văn hoá và khởi nguồn căn bản của thành công.
Mời quý độc giả tham khảo một góc nhìn mới về câu chuyện của các vĩ nhân từ xưa đến nay thông qua các hoạt động ghi chép và cùng chiêm nghiệm hoạt động “hí hoáy ngòi bút” này được tiếp nối và thăng hoa ở thời hiện đại như thế nào.
Nhạc sĩ Beethoven và giới sáng tạo hiện đại
Ludwig van Beethoven được biết đến như tín đồ của những cuốn sổ tay nhỏ. Dù là đi tản bộ trên phố hay dạo bước trong rừng, nhà soạn nhạc lừng danh này luôn nắm chặt cuốn sổ của mình để sẵn sàng khi cảm hứng chợt đến. Những ký tự loằng ngoằng, những dòng tốc ký trong cuốn sổ tay kia chính là khởi nguồn cho 9 bản giao hưởng, 32 bản sonata, 5 bản concerto, 1 vở nhạc kịch và hàng loạt danh tác trong gia tài âm nhạc đồ sộ của Beethoven.
Soạn nhạc, sáng tác tại bất kỳ nơi đâu cùng Galaxy Note8
Bước vào thế kỷ 21, khi văn hoá viết tay tưởng như đã mai một, vẫn có rất nhiều nhân tố sáng tạo như nhạc sĩ, hoạ sĩ, designer, copywriter… giữ thói quen viết tay và xem chúng như chất xúc tác cho sự sáng tạo. Thay vì những cuốn sổ tay trong quá khứ, họ tìm đến chiếc điện thoại Galaxy Note8 với bút S Pen tiện dụng để ghi chú ý tưởng mỗi ngày. Dù đang ở ngoài quán café, những giai điệu mới bất chợt tuôn trào trong đầu bạn, chỉ một thao tác rút bút S Pen là màn hình điện thoại đã sẵn sàng trở thành không gian ghi chép không giới hạn với độ dài lên đến hàng trăm trang. Và một ngày nào đó những Sonata Ánh Trăng của thế kỷ 21, của thế hệ 4.0 sẽ được lưu lại bằng phương thức ghi chép hiện đại này.
Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson và thế hệ doanh nhân mới
Cố tổng thống Thomas Jefferson sở hữu một cuốn sổ tay rất độc đáo, được kết lại từ những thanh ngà voi. Các thông tin ông quan sát được trong ngày sẽ được ghi lại bằng bút chì trên cuốn sổ này, sau đó chép lại vào 7 cuốn sổ riêng biệt vào buổi tối. Hôm sau, vị tổng thống Mỹ đời thứ 3 này sẽ xoá sạch các ghi chú trên ngà voi để bắt đầu nhật ký mới. Cách làm này giúp ông làm việc rất khoa học và trở thành một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất trong lịch sử nước Mỹ.
Các doanh nhân có thể làm điều lớn lao ngay từ những ý tưởng trong “sổ tay” Galaxy Note8
Tương tự như Jefferson, các doanh nhân cũng đảm nhiệm việc dẫn dắt “đế chế” của mình trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế khắc nghiệt. Tuy nhiên thay vì phải ghi chép trên ngà voi, doanh nhân thời nay có thể tin cậy hoàn toàn vào những chiếc điện thoại Galaxy Note8. Lịch làm việc viết bằng bút S Pen có thể đính ngay trên màn hình để tiện theo dõi. Mỗi khi cần gạch bỏ các hạng mục đã hoàn thành, họ chỉ việc nhấp bút hai lần trên màn hình là đã quay về khu vực ghi chú. Thao tác đơn giản, dễ dàng khiến việc quản lý công việc trở nên đơn giản, khoa học, phát huy vai trò hữu ích cho những dự án, kế hoạch dài hơi.
Nhà văn Hemingway và giới văn phòng
Đại thi hào Ernest Hemingway đam mê những cuốn sổ tay từ nhỏ. Vật bất ly thân của ông là một cuốn sổ tay màu xanh, hai bút chì và một dụng cụ chuốt. Đây vừa là công cụ sáng tác, vừa giúp ông ghi lại chi phí, các món quà tặng, lịch làm việc… Cuốn sổ tay này không chỉ theo ông trong những ngày thơ thẩn cà phê, trên những chuyến tàu mà còn vào cả những trận đấu bò tót và những chuyến du lịch của mình. Nhờ đó, mọi chi tiết trong tiểu thuyết của Hemingway đều chứa đựng những cái nhìn tỉ mỉ, sâu sắc và chân thực đến không ngờ.
Vẽ lại những gì mình đang nghĩ sẽ giúp nguồn cảm hứng sáng tác phong phú, dồi dào hơn
Ghi chép nhiều không kém Hemingway, nhân viên văn phòng thời đại mới cũng cần đến sổ và bút cho lịch làm việc hằng ngày, các kế hoạch cá nhân, giải trí, ý tưởng cho dự án mới… Tuy nhiên, điểm khác biệt là họ không cần phải liên tục thay sổ hay gọt bút chì như nhà văn lỗi lạc nói trên. Chiếc bút S Pen với hơn 4000 cảm biến lực nhấn cho phép họ trải nghiệm cảm giác viết vẽ chân thực như trên giấy với độ dài hàng trăm trang. Thậm chí, việc tô màu, vẽ tranh giải toả căng thẳng cũng dễ dàng thực hiện trên chiếc điện thoại này. Tuyệt vời nhất là S Pen được trang bị hoàn toàn miễn phí, gọn nhẹ và không cần thiết phải sạc điện riêng như nhiều loại bút điện tử khác.
Charles Darwin và các giảng viên đại học
Thuyết tiến hoá lẫy lừng của Darwin là thành quả của chuỗi ngày ghi chép không ngừng nghỉ trên chuyến tàu HMS Beagle khám phá bờ biển Nam Mỹ. 15 cuốn sổ tay gói gọn các vấn đề như động thực vật học, khảo cổ, mẫu vật, phác thảo bản đồ… đã cung cấp nền móng cho sự ra đời của học thuyết có ý nghĩa với toàn thể nhân loại. Nhà bác học Anh có thói quen viết bằng cả bút chì lẫn bút mực để làm nổi bật các thông tin cần thiết.
Ưu thế nhỏ gọn, đa năng giúp S Pen trở thành trợ thủ đứng sau nhiều phát kiến thời đại mới.
Cũng như Darwin, nhiều giảng viên đại học hoặc các giáo sư, tiến sĩ hiện nay vẫn đề cao vai trò của chữ viết tay trong nghiên cứu khoa học. Lựa chọn Galaxy Note8, họ có thể sử dụng bút S Pen để tối đa hoá quá trình nghiên cứu của mình. Bên cạnh khả năng ghi chú, đổi kiểu bút hay màu mực, S Pen còn cho phép dịch thuật hơn 80 ngôn ngữ khác nhau, đóng góp tích cực vào quá trình tìm kiếm tư liệu. Thao tác cắt hình ảnh, chụp màn hình được thực hiện dễ dàng cũng hỗ trợ tối đa quá trình lên đề cương nghiên cứu hay bản đồ tư duy.
Câu chuyện về cuốn sổ tay của các vĩ nhân trong quá khứ cũng như mối tương quan giữa Galaxy Note8 và người dùng hiện đại một lần nữa đã khẳng định vai trò to lớn của chữ viết, đồng thời cho thấy tính ứng dụng thực tiễn của công nghệ trong việc giữ gìn và nâng tầm những giá trị quan cốt lõi của con người.
(Theo Khám phá) .