Dù BOOST/Primeknit và Vapormax/Flyknit là những yếu tố công nghệ được nhắc đến nhiều nhất trong thời điểm hiện tại, không phải ai cũng biết tới chất liệu khởi thủy của ngành công nghiệp sneakers từ 100 năm trước, thậm chí còn lâu hơn: Nylon.Form dáng tốt, vừa vặn, mềm dẻo… Tất cả những yếu tố đó đã quyến rũ hầu hết người yêu thể thao từ thế kỷ trước cho đến hiện tại. NylonQuay ngược thời gian để nhìn lại lịch sử cả trăm năm của sneakers, ban đầu chỉ có 2 chất liệu chính để làm thân giày (upper): Da (leather) và vải thô (canvas).
adidas Leather Trackspike (1936)
Converse Chuck Taylor (1932)
Mỗi loại đều có ưu/nhược điểm riêng. Da rất bền, có thể tạo hình với last nhưng nó khá nặng và bí bức. Mặt khác, vải thô thoáng khí hơn nhưng không có lợi thế về form dáng và cấu trúc giày. Ngành công nghiệp giày dường như đã vừa lòng với những lựa chọn đó trong một thời gian dài. Và thậm chí, những chất liệu thân giày tân tiến đã ra đời nhưng da và vải thô vẫn là thứ gì đó vô cùng cuốn hút.
Được dẫn dắt bởi Wallace Carothers, nhóm nghiên cứu tại Dupont đã tìm ra loại nhựa polymer bằng cách kết hợp hexamethylenediamine và axit adipic. Họ đặt tên nó là “fibre 6-6”
Loại sợi tạo ra từ “fibre 6-6” chính là nylon
Sau đó, vào năm 1935, một nhóm các nhà khoa học tại Dupont đã khám phá ra thứ sẽ thay đổi thế giới sneakers. Được dẫn dắt bởi Wallace Carothers, nhóm nghiên cứu đã tìm ra loại nhựa polymer bằng cách kết hợp hexamethylenediamine và axit adipic. Họ đặt tên nó là “fibre 6-6”.
Bước tiếp theo là kéo “fibre 6-6” thành sợi bằng quá trình làm lạnh và quay sợi tương đối phức tạp. Thế giới này quả là may mắn, vì chất liệu đó được đặt cái tên ngắn gọn hơn nhiều lần “hexamethylenediamine trộn axit adipic”, nó chính là nylon. Tuy là loại sợi tổng hợp đầu tiên trên thế giới, một số năm sau nylon mới sẵn sàng để làm thân giày.Ban đầu, nylon được sử dụng để thay thế thành phần tơ lựa trong tất đùi của phụ nữ. Đến năm 1941, Dupont dồn toàn bộ năng lực sản xuất cho quân đội Mỹ (Thế Chiến II), trong thời gian này sợi nylon được nâng cấp và tìm ra những cách ứng dụng mới. Đến những năm 1960, Dupont đưa sợi nylon quay lại với thị trường dân sự và biến chất liệu này trở thành trào lưu.Cột mốc đánh dấu sự hiện diện của nylon trên sneakers liên quan mật thiết đến Nike.Nike ban đầu được thành lập vào năm 1964 với cái tên “Blue Ribbon Sport” (BRS) bởi Bill Bowerman và Phil Knight. Trong những năm tháng hoạt động đầu tiên, thương hiệu BRS kiếm lợi nhuận nhờ việc nhập khẩu và phân phối giày cho Onitsuka Tiger Nhật Bản.
Dù ban đầu hoạt động với danh nghĩa nhà phân phối, hai người đều hướng đến việc thiết kế và nâng cấp giày dép. Chất liệu nylon lần đầu xuất hiện trên mẫu Onitsuka TG-24 (sau này là Cortez).
Khi đó, chất liệu sợi tổng hợp được quảng cáo là “Swoosh Fiber”. Nó đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong công thức thành công của Nike, đem đến những đặc điểm mà trước giờ da hay vải thô không làm được: Bền bỉ, thoáng hơn và quan trọng nhất là chúng rất nhẹ.
Cùng thời điểm Nike tạo ra cách mạng với sợi nylon, đối thủ truyền kiếp adidas ở châu Âu cũng tận dụng chất liệu này vào giày thể thao với phương pháp khác biệt: Đan.Với vải dệt nylon, hệ thống sợi được sắp xếp thẳng hàng với cấu trúc thắt chặt. Còn với sợi nylon đan, cấu trúc của chúng là vô số vòng lồng vào nhau. Do đó, adidas có được loại vải nylon co giãn đa chiều, tạo nên cấu trúc với những khoảng trống lớn, thoáng khí hơn – có thể coi đó là tiền thân của chất liệu lưới (mesh) mà ngày nay được sử dụng rộng rãi.Loại lưới này lần đầu được adidas trình làng trên mẫu Americana vào năm 1971. Để kiểm soát căng đa chiều và không ổn định do co giãn, lưới cần được hỗ trợ bởi các chi tiết làm bằng da/da lộn. Ban đầu, nylon được ứng dụng vào giày bóng rổ và tennis chứ chưa xuất hiện trên giày chạy.Trong nhiều thập niên sau, nylon được ứng dụng để tạo ra vô số loại sợi tổng hợp: Từ vải thun cho đến Kevlar (chất liệu làm áo chống đạn), công nghệ Flywire, Flyknit của Nike cùng rất nhiều thứ khác.Di sản lâu dài của loại sợi tổng hợp đầu tiên trên thế giới sâu sắc đến nỗi, chúng đang được làm thời trang hồi sinh.Theo S.F