Trang chủ Tin Tức Chiếc máy tính nhỏ nhất thế giới, kích thước chỉ bằng 1/10...

Chiếc máy tính nhỏ nhất thế giới, kích thước chỉ bằng 1/10 hạt gạo

813
Các nhà
khoa học của
IBM đã lập kỷ lục
máy tính nhỏ nhất thế giới với kích thước bằng hạt gạo thì giờ đây, kỳ lục đó đã bị phá vỡ bởi Đại học Michigan bằng chiếc “máy tính” cảm biến nhiệt độ với kích thước chỉ 0,04 mili mét vuông, nghĩa là chỉ đâu đó 1/10 hạt gạo. Như hình trên có thể thấy, hạt gạo dường như quá khổng lồ đối với chiếc máy tính ở cạnh bên. Đồng thời nó cũng nhạy tới mức chỉ cần dùng LED là có thể điều khiển dòng điện chạy trong các bảng mạch.
Mục đích của việc tạo ra những chiếc
máy tính siêu nhỏ không phải cho vui mà có thể áp dụng trong vô số tình huống khác nhau. Thí dụ như lần này, các nhà nghiên cứu muốn tạo ra những chiếc máy siêu nhỏ để giảm tối thiểu tác động của ánh sáng. Trong quá trình chế tạo, họ đã chuyển từ các bóng bán dẫn sang tụ điện, đồng thời phải tìm cách triệt nhiễu vốn xuất hiện khi những thiết bị sử dụng cực ít năng lượng.
Kết quả cuối cùng là một chiếc cảm biến có thể đo lường những biến động trong không gian cực nhỏ, thí dụ như một đám tế bào trong cơ thể người. Mục đích là để truy tìm sự xuất hiện của ung thử bởi họ cho rằng những khối u sẽ có nhiệt độ “hơi cao” hơn so với các mô khỏe mạnh nhưng các phương pháp truyền thống cho tới hiện tại vẫn cực khó để xác nhận giả thuyết này. Với chiếc máy tính siêu nhỏ này, không chỉ lý thuyết được xác nhận mà nó còn có thể mở ra một hướng đi mới trong việc chẩn đoán và
điều trị ung thư hiệu quả hơn. Đồng thời, nó còn có thể được áp dụng để chẩn đoán các chứng bệnh như tăng nhãn áp, theo dõi các quá trình hóa sinh xảy ra trong cơ thể,…
Và chắc cũng có bạn thắc mắc là tại sao gọi thiết bị trên là “máy tính” trong khi rõ ràng chức năng của nó giống như một cái cảm biến. Trên thực tế, nó có chứa một bộ vi xử lý đầy đủ được phát triển trên thiết kế ARM Cortex-M0+, chỉ có điều là sẽ mất hết dữ liệu khi không còn được cấp nguồn. Đây cũng chính là điều mà các nhà nghiên cứu phải tiếp tục khắc phụ để có thể đưa chiếc máy vào thực tiễn sử dụng.