Trang chủ Tin Tức Chụp được ảnh núi non trên hành tinh lùn gần Trái Đất...

Chụp được ảnh núi non trên hành tinh lùn gần Trái Đất nhất

686

Những hố núi lửa trên bề mặt Ceres – Ảnh: NASA
Dawn là một tàu vũ trụ robot được NASA phóng đi thám hiểm hai hành tinh lùn lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh là Vesta và Ceres.
Tàu được phóng ngày 27-9-2007, đến hành tinh Vesta vào ngày 16-7-2011 và thăm dò Vesta từ năm 2012. Tiếp đó, tàu đến Ceres thực hiện nhiệm vụ từ năm 2015.
Đây là những bức ảnh gần nhất mà Dawn chụp được trong nhiều năm qua, ở độ cao khoảng 440km và cho thấy cái nhìn đầy đủ hơn về những hành tinh lùn bí ẩn.
Ảnh cho thấy một miệng núi lửa nhỏ với đường kính rộng khoảng 36km, bao quanh bởi những dải núi nhỏ. Ngoài ra còn có một miệng núi lửa kính cỡ trung bình ở đây khoảng 120km.
“Địa hình gồ ghề này cho thấy tính chất của hành tinh này thuộc dạng cổ xưa”, NASA nói.
Hình ảnh cho thấy Dawn ở trên độ cao 1.470km. Bức ảnh màu cho thấy trường trọng lực của Ceres, từ đó cho các nhà khoa học biết cấu trúc bên trong của nó. Màu đỏ chỉ những nơi trọng lực mạnh, màu xanh và vàng cho thấy trọng lực yếu – Ảnh: NASA
Trong tháng 6 này, Dawn đạt được một quỹ đạo mới và tiếp tục gửi tài liệu về các nhà khoa học. Dự kiến nó sẽ bay với độ cao chỉ cách 50km trên bầu trời Ceres, thu thập các tia gamma cùng quang phổ nơ-tron để giúp các nhà khoa học hiểu hơn các hợp chất hóa học của tần cao của Ceres.
“Chúng tôi đang rất chờ đợi về những bước tiến xa hơn của Dawn”, Carol Raymond, người giám sát Dawn từ NASA cho biết.
Ceres gây thích thú trong giới khoa học vì đây là hành tinh lùn gần Trái đất nhất và có thể có những yếu tố cần thiết, nhất là nước, cho sự sống.
Hố núi lửa Occator trên bề mặt Ceres – Ảnh: NASA
Hố núi lửa Jugling ở miền nam Ceres – Ảnh: NASA