Trang chủ Tin Tức Có nên cài đặt ứng dụng quản lý RAM?

Có nên cài đặt ứng dụng quản lý RAM?

751
Nếu bạn sở hữu một chiếc smartphone Android và đang băn khoăn về những câu hỏi như vậy thì hãy tham khảo bài viết tư vấn quản lý RAM do trang AndroidPIT thực hiện để sử dụng điện thoại hiệu quả hơn nhé.
RAM là gì?
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, đóng vai trò như một nền tảng để các ứng dụng hoạt động, là nơi lưu trữ tạm thời dữ liệu cần thiết để sử dụng điện thoại. Bạn cần bao nhiêu RAM trên smartphone Android?
Smartphone Android cao cấp ngày nay thường sở hữu RAM từ 4 GB – 8 GB. Với hầu hết thiết bị, 4 GB là con số đủ dùng, nhưng có thể hết nhanh chóng nếu bạn chạy nhiều ứng dụng cùng lúc hoặc chơi nhiều game nặng. Một số máy được trang bị RAM lên đến 8 GB, tức tương đương nhiều mẫu laptop. Bạn có thể không cần đến mức ấy, nhưng RAM nhiều hơn bao giờ cũng tốt hơn. Trong những năm tới, RAM 6 GB nhiều khả năng sẽ trở thành tiêu chuẩn tối thiểu dành cho flagship.
Điện thoại giá rẻ với 1 GB RAM thường không thể đạt được hiệu suất cao dù cài đặt hệ điều hành Android Go (bản Android rút gọn cho những sản phẩm cấu hình thấp). Vì vậy, bạn nên chọn mua smartphone có ít nhất 2 GB RAM và nếu có thể thì hãy chọn máy tích hợp 4 GB RAM để thoải mái hơn khi thao tác.
Đầy RAM có đáng lo ngại?
Khi dùng hết bộ nhớ trong, bạn phải xóa bớt ứng dụng để cài đặt ứng dụng mới. Nhiều người áp dụng nguyên tắc này cho RAM bằng cách tắt ứng dụng chạy nền. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. RAM trống nghĩa là bạn cần khởi chạy lại ứng dụng. Nếu sau khi dùng, bạn tắt ứng dụng đi rồi sau đó mở lại nghĩa là ứng dụng được khởi động lại liên tục, gây tốn thời gian và tiêu hao nhiều năng lượng, làm giảm thời lượng pin.
Hãy nhớ rằng, đầy RAM không phải là điều gì đó quá tồi tệ. Hệ thống đã thiết lập các quy tắc để quản lý bộ nhớ, một trong số đó là “để RAM trống là lãng phí nó”.
Khi bạn bật ứng dụng lên, thoát ra màn hình chủ rồi vào lại ứng dụng, nó sẽ được tải ngay lập tức và bạn được đưa đến đúng khoảnh khắc mà bạn đã thoát ra. Đây chính là tận dụng RAM hiệu quả.
Nếu bạn đóng ứng dụng chạy nền, bạn cần đợi một thời gian để Facebook hoặc Whatsapp tải lại, quá trình này có thể làm tổn hại máy như vừa nêu ở trên và được minh chứng bằng video dưới đây:
Khi nào thì nên dọn dẹp RAM trên Android?
Việc đóng ứng dụng để giải phóng RAM chỉ hữu ích trong một số trường hợp nhất định: ứng dụng bị hỏng / không hoạt động như mong muốn (trình duyệt bị lỗi hiển thị, Facebook đột ngột bị dừng và thoát ra chẳng hạn). Đó là lúc bạn buộc phải đóng ứng dụng, vì một ứng dụng gặp trục trặc còn có thể gây ra hiện tượng máy nóng quá mức.
Thông thường, bạn sẽ vuốt để tắt ứng dụng trong trình đa nhiệm.
Cách hiển thị mức sử dụng RAM và đóng ứng dụng trên Android
Nếu vuốt để đóng ứng dụng không mang lại kết quả, bạn có thể phải đóng ứng dụng theo cách thủ công trong phần Cài đặt. Để hiển thị lượng RAM được sử dụng bởi ứng dụng, bạn cần vào Cài đặt -> Bộ nhớ RAM -> Bộ nhớ được sử dụng bởi các ứng dụng. Tại đây, bạn sẽ thấy số liệu thống kê về mức sử dụng bộ nhớ trong những giờ vừa qua, biết được ứng dụng nào đang sử dụng quá nhiều RAM và xác định ứng dụng nào cần đóng. Tổng quan về tình trạng sử dụng RAM (trái), thống kê dung lượng RAM các ứng dụng sử dụng (giữa) và thông tin sử dụng RAM của một ứng dụng cụ thể (phải) Để thực sự đóng ứng dụng, bạn vào thông tin ứng dụng và tìm đến nút Chấm dứt (Buộc dừng) ứng dụng. Ngoài ra, bạn có thể khởi động lại máy nếu sự cố ứng dụng bị lỗi tiếp diễn.
Xóa bộ nhớ RAM
Hình ảnh vừa nêu ở trên cho biết dung lượng RAM mà một ứng dụng cần để hoạt động. Tuy nhiên, khi một ứng dụng nào đó bỗng nhiên chiếm quá nhiều tài nguyên, bạn có thể gỡ cài đặt chúng. Đồng thời, bạn cũng nên cân nhắc gỡ bỏ những ứng dụng lạ, đáng ngờ hoặc chưa sử dụng trong một thời gian dài.
Đôi khi việc gỡ cài đặt ứng dụng không thể thực hiện vì ứng dụng có những “quyền nâng cao”. Bạn cần xóa quyền này đi bằng cách vào Cài đặt -> Bảo mật -> Quản trị viên thiết bị. Tại đây, bạn bỏ dấu tick bên cạnh ứng dụng. Sau đó, bạn có thể gỡ cài đặt ứng dụng bình thường.
Kết: Không cần đóng ứng dụng để giải phóng RAM Hệ điều hành Android được thiết kế để tự quản lý RAM một cách tối ưu. Đóng các ứng dụng có thể cải thiện phần nào hoạt động tổng thể của thiết bị (với những trường hợp ứng dụng bị lỗi như đã đề cập trong bài), nhưng không làm tăng hiệu quả quản lý RAM. RAM đầy không phải là một tình trạng xấu của điện thoại. Vì vậy, hãy để Android tự quản lý RAM, bạn sẽ có được hiệu quả cao nhất.