Trong sự kiện Computex 2018, hiện đang diễn ra tại Đài Bắc, Đài Loan, Intel đã mang đến một giải pháp thông minh mới nhằm cải thiện thời lượng sử dụng pin trên các sản phẩm laptop hiện nay. Cụ thể, nhà sản xuất này đã cho ra mắt công nghệ quản lý màn hình Low Power Display nhằm kéo dài thời lượng sử dụng pin máy tính từ 4 đến 8 giờ.
Intel cho biết cơ chế hoạt động của công nghệ này rất đơn giản: Các nhà sản xuất màn hình sẽ dựa trên những thông số kỹ thuật mà Low Power Display cung cấp và để card đồ họa (GPU) tích hợp trong các bộ vi xử lý của Intel để tự động điều chỉnh độ sáng cũng như tần số quét màn hình. Nhờ đó, họ có thể hạn chế tình trạng lãng phí hiệu năng và tối đa hóa tuổi thọ của pin. Dù không chia sẻ quá nhiều chi tiết cụ thể nhưng có thể hình dung Low Power Display tương tự như Freesync của AMD hay G-Sync của Nvidia.
Giải pháp mới của Intel sẽ giúp kéo dài thời lượng pin laptop lên tối đa 8 tiếng.
Ngoài ra, công nghệ Low Power Display cũng cho phép GPU tương tác trực tiếp với màn hình để đảm bảo số khung hình mà GPU xử lý tương đồng với tần số quét của màn. Không những vậy, công nghệ này còn cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn quản lý để linh hoạt điều chỉnh và tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ.
Ví dụ, khi hiển thị một hình ảnh tĩnh trên laptop, bạn không cần phải quét hình ảnh 60 lần/giây chỉ để khớp với tần số 60Hz của màn hình. Thay vào đó, bạn chỉ cần quét 1 lần/giây và chỉ đây lên mức 60 khi CPU nhận thấy bạn đang di chuyển chuột hay gõ phím.
Như đã nêu trên, GPU cũng có thể thay đổi độ sáng tùy theo tác vụ sử dụng. Đa số các màn hình hiện nay đều được trang bị khả năng điều chỉnh độ sáng dựa trên ánh sáng của môi trường xung quanh. Intel cho biết Low Power Display sẽ còn thông minh và làm được nhiều hơn thế, nhưng hãng lại không chia sẻ cụ thể về tuyên bố này.
Các tấm nền màn hình được xây dựng dựa trên đặc điểm kỹ thuật này chỉ tiêu tốn lượng điện năng 1W. Intel cho biết dù chỉ sử dụng điện năng bằng một nửa so với các màn hình laptop hiện tại, nhưng chất lượng hiển thị của những sản phẩm sử dụng Low Power Display sẽ không hề thua kém. Về mặt lý thuyết, bạn vẫn sẽ sở hữu độ phân giải cao, mật độ điểm ảnh dày cùng màu sắc hoàn hảo giống như những màn hình laptop tốt nhất.
Màn hình sử dụng công nghệ Low Power Display có khả năng hiển thị không hề thua kém các loại màn laptop hiện nay nhưng lại tiêu thụ ít điện năng hơn.
Trong quá trình thử nghiệm nội bộ của Intel, một sản phẩm laptop với thời lượng pin thông thường là 20 giờ đã tăng lên 24 giờ sau khi sử dụng màn hình Low Power Display. Pin của những chiếc laptop khác cũng được cải thiện rõ rệt, tăng từ 4 đến 8 tiếng nhờ công nghệ này.
Tuy nhiên hiện tại, Intel và các đối tác sản xuất màn hình vẫn chưa thể thống nhất được những thông số, đặc điểm kỹ thuật cuối cùng để đưa vào sản xuất đại trà. Ngoài ra, cũng chưa rõ sẽ có bao nhiêu hãng sản xuất laptop chấp nhận sử dụng Low Power Display hoặc đồng ý tích hợp công nghệ này vào các dòng sản phẩm hiện tại của họ.
Bên cạnh Low Power Display, Intel còn hé lộ những thông tin đầu tiên về hai dòng CPU hoàn toàn mới. Dòng CPU đầu tiên là Whiskey Lake 15W, bộ vi xử lý dòng U thế hệ 9 thường được trang bị trên các laptop truyền thống như Dell XPS hay Apple Macbook Pro và được sản xuất dựa trên quy trình 14nm được cải tiến của Intel. Dòng CPU thứ hai là Amber Lake, là vi xử lý dòng Y 4.5W và thường được sử dụng trên Google Pixelbook hay Apple Macbook. Cả hai dòng CPU trên dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay.
Theo Gizmodo [Computex 2018] Intel ra mắt Core i7-8086K kỷ niệm 50 năm thành lập, phiên bản CPU giới hạn có thể đạt xung nhịp 5GHz
Intel cho biết cơ chế hoạt động của công nghệ này rất đơn giản: Các nhà sản xuất màn hình sẽ dựa trên những thông số kỹ thuật mà Low Power Display cung cấp và để card đồ họa (GPU) tích hợp trong các bộ vi xử lý của Intel để tự động điều chỉnh độ sáng cũng như tần số quét màn hình. Nhờ đó, họ có thể hạn chế tình trạng lãng phí hiệu năng và tối đa hóa tuổi thọ của pin. Dù không chia sẻ quá nhiều chi tiết cụ thể nhưng có thể hình dung Low Power Display tương tự như Freesync của AMD hay G-Sync của Nvidia.
Ngoài ra, công nghệ Low Power Display cũng cho phép GPU tương tác trực tiếp với màn hình để đảm bảo số khung hình mà GPU xử lý tương đồng với tần số quét của màn. Không những vậy, công nghệ này còn cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn quản lý để linh hoạt điều chỉnh và tiết kiệm tối đa điện năng tiêu thụ.
Ví dụ, khi hiển thị một hình ảnh tĩnh trên laptop, bạn không cần phải quét hình ảnh 60 lần/giây chỉ để khớp với tần số 60Hz của màn hình. Thay vào đó, bạn chỉ cần quét 1 lần/giây và chỉ đây lên mức 60 khi CPU nhận thấy bạn đang di chuyển chuột hay gõ phím.
Như đã nêu trên, GPU cũng có thể thay đổi độ sáng tùy theo tác vụ sử dụng. Đa số các màn hình hiện nay đều được trang bị khả năng điều chỉnh độ sáng dựa trên ánh sáng của môi trường xung quanh. Intel cho biết Low Power Display sẽ còn thông minh và làm được nhiều hơn thế, nhưng hãng lại không chia sẻ cụ thể về tuyên bố này.
Các tấm nền màn hình được xây dựng dựa trên đặc điểm kỹ thuật này chỉ tiêu tốn lượng điện năng 1W. Intel cho biết dù chỉ sử dụng điện năng bằng một nửa so với các màn hình laptop hiện tại, nhưng chất lượng hiển thị của những sản phẩm sử dụng Low Power Display sẽ không hề thua kém. Về mặt lý thuyết, bạn vẫn sẽ sở hữu độ phân giải cao, mật độ điểm ảnh dày cùng màu sắc hoàn hảo giống như những màn hình laptop tốt nhất.
Trong quá trình thử nghiệm nội bộ của Intel, một sản phẩm laptop với thời lượng pin thông thường là 20 giờ đã tăng lên 24 giờ sau khi sử dụng màn hình Low Power Display. Pin của những chiếc laptop khác cũng được cải thiện rõ rệt, tăng từ 4 đến 8 tiếng nhờ công nghệ này.
Tuy nhiên hiện tại, Intel và các đối tác sản xuất màn hình vẫn chưa thể thống nhất được những thông số, đặc điểm kỹ thuật cuối cùng để đưa vào sản xuất đại trà. Ngoài ra, cũng chưa rõ sẽ có bao nhiêu hãng sản xuất laptop chấp nhận sử dụng Low Power Display hoặc đồng ý tích hợp công nghệ này vào các dòng sản phẩm hiện tại của họ.
Bên cạnh Low Power Display, Intel còn hé lộ những thông tin đầu tiên về hai dòng CPU hoàn toàn mới. Dòng CPU đầu tiên là Whiskey Lake 15W, bộ vi xử lý dòng U thế hệ 9 thường được trang bị trên các laptop truyền thống như Dell XPS hay Apple Macbook Pro và được sản xuất dựa trên quy trình 14nm được cải tiến của Intel. Dòng CPU thứ hai là Amber Lake, là vi xử lý dòng Y 4.5W và thường được sử dụng trên Google Pixelbook hay Apple Macbook. Cả hai dòng CPU trên dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm nay.
Theo Gizmodo [Computex 2018] Intel ra mắt Core i7-8086K kỷ niệm 50 năm thành lập, phiên bản CPU giới hạn có thể đạt xung nhịp 5GHz