Trang chủ Tin Tức Con người có thể bất tử khi sống ngoài vũ trụ không?

Con người có thể bất tử khi sống ngoài vũ trụ không?

735

Hai anh em phi hành gia Scott Kelly và Mark Kelly vốn là anh em sinh đôi cùng trứng, vì thế họ giống hệt nhau. Phi hành gia Scott đã có 1 năm du hành ngoài không gian, trong lúc người anh em Mark vẫn sống ở Trái Đất. Sau đó khi trở về, cả hai cùng tham gia một nghiên cứu khoa học của NASA.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sau một năm sống ngoài vũ trụ, DNA của ông Scott không còn giống người anh sinh đôi của mình nữa. Một số thay đổi về gene đã trở lại bình thường sau khi ông Scott về Trái đất, nhưng một số thì không. Tỷ lệ các gene bị thay đổi lâu dài là 7%, đồng thời các telomere trong DNA của ông Scott cũng dài ra.
Các telomere thường bị ngắn lại sau mỗi lần phân chia, tạo nên sự lão hóa. Vì vậy, việc telomere trong DNA của ông Scott dài ra là minh chứng cho thấy sự lão hóa trên cơ thể ông đã bị đẩy lùi khi ở ngoài không gian. Tuy nhiên tình trạng telomere của ông Scott đã trở lại bình thường chỉ sau 2 ngày ở Trái đất.
Điều này dù vậy cũng đã đủ trở thành cảm hứng cho các nhà khoa học nghiên cứu mối liên hệ giữa cuộc sống ngoài vũ trụ và sự bất tử.

Phi hành gia Scott Kelly có 1 năm sống ngoài vũ trụ.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã khám phá ra một loại thuốc có tác dụng đảo ngược quá trình lão hóa bằng cách sửa chữa hoặc tái tạo những đoạn ADN bị tổn thương qua thời gian hay thậm chí là bảo vệ các phi hành gia khỏi bức xạ của Mặt trời khi chinh phục sao Hỏa.
Loại thuốc này đã được thử nghiệm thành công trên chuột và nhóm nghiên cứu dự tính cần 3 – 5 năm nữa mới đưa được thuốc này ra thị trường. NASA rất hứng thú với dự án này vì các phi hành gia đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Do chịu ảnh hưởng từ bức xạ vũ trụ, họ trải qua sự lão hóa nhanh chóng và tăng cao nguy cơ bị ung thư.
Hi vọng rằng với sự nỗ lực của các nhà khoa học theo các hướng đi khác nhau, con người chúng ta sẽ sớm tìm ra câu trả lời về sự bất tử ngoài vũ trụ và thuốc trường sinh bất lão.