Trang chủ Tin Tức Công việc của những người làm ở Nam Cực: vắng vẻ mà...

Công việc của những người làm ở Nam Cực: vắng vẻ mà chẳng bình yên, có dự báo thời tiết “sai” nhất thế giới

711
Bạn thường nghĩ Nam Cực là chốn hoang vụ, lạnh giá và trống trải ư? Đúng rồi đấy, nhưng Nam Cực còn ẩn chứa hệ sinh quyển vô cùng đa dạng, bên cạnh tài nguyên thiên nhiên và các bí ẩn khác.

Một nhà khoa học đọc báo cáo về tia gamma, tình hình thời tiết Nam Cực
Vậy nên, từ lâu các nhà khoa học đã có mặt để khám phá chúng. Ngoài ra còn có cánh tài xế, kĩ sư máy móc, đầu bếp, phi công, kĩ sư điện… cùng hỗ trợ cho trạm nghiên cứu.
Đời sống của họ có ít nhất là 5 điều rất đặc biệt, khiến bạn từ ngạc nhiên đến… không muốn tin!

1. Hãy bắt đầu với 2 con đường đến Nam Cực

Nam Cực hiện là ngôi nhà chung của 75 đơn vị nghiên cứu độc lập, điều hành bởi 30 quốc gia. Trong số 75 cơ sở này, 45 cái được vận hành cả năm. Nhưng do khí hậu khắc nghiệt, các nhà khoa học chỉ có 3 tháng mỗi năm để “viễn du” đến Nam Cực mà thôi.

Trạm McMurdo (Mỹ) thành lập năm 1952

Chiếc C17 chở các nhà khoa học Mỹ đến Nam Cực. Chỉ có thể dùng máy bay khi mặt băng đủ dày để hạ cánh.
Con đường thứ nhất đến Nam Cực là đường hàng không. Ví dụ các nhà khoa học Bắc Mỹ thường nghỉ ở điểm trung chuyển McMurdo trên đảo Ross (Mỹ). Sau đó sắp xếp hành lý và đi máy bay đến cơ sở tại Nam Cực. Một số người khác thì đến bằng thuyền.
Bật mí thêm, ngoài mục đích nghiên cứu thì còn số ít đoàn du lịch và khai thác hải sản đến Nam Cực nữa. Ví dụ như mùa hè sẽ có đoàn thuyền khởi hành từ tuốt Argentina sang khai phá.

2. Cô đơn nhưng không bao giờ cô độc

Bốn bề băng giá, sống xa gia đình nên nỗi nhớ nhà là cảm xúc chung của nhiều nhà khoa học. Thế nhưng, hiếm khi nào họ được “một mình” ở Nam Cực. Cùng nhau, họ chia sẻ không gian tù túng trong túp lều, phòng ký túc hay khoang thuyền chật hẹp.

Dựng bức tường băng chắn gió là 1 kĩ năng trong “khóa học sinh tồn” trước khi đến Nam Cực
Giáo sư Nerida Wilson làm việc ở Nam Cực cho biết: “Tôi hầu như dính với cái thuyền suốt, làm việc nhiều giờ rồi lại ngủ khoảng 4 tiếng. Mà khi rảnh rỗi cũng chẳng có nhiều nơi để đi. Vì sự an toàn nên bạn không được đi dạo một mình trên boong tàu hay những việc tương tự”.

3. Trạm nghiên cứu là một thị trấn thu nhỏ?

Lục địa này không có cư dân bản địa. Hầu như không ai sinh ra ở đây, không có trẻ em, và cũng chẳng có lịch sử của bất kỳ nhóm người nào.
Vì thế, những nhà khoa học có dịp đến đây đều mang cảm xúc rất đặc biệt. Họ thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau bất chấp những rào cản về văn hóa, ngôn ngữ.

Nhóm các nhà nghiên cứu đến thăm lãnh địa của chim cánh cụt hoàng đế
Giáo sư Jenny Baeseman nói: “Chúng tôi cảm thấy hào hứng và may mắn khi có mặt ở đây. Trạm nghiên cứu ở Nam Cực giống như một hầm mỏ xa xôi vậy. Nó không phải là ngôi nhà vĩnh cửu của ai hết. Vì thế nó là ngôi nhà của tất cả mọi người”.
Vào mùa hè khi mặt trời chiếu 24/24, các nhà khoa học làm việc cật lực, để đến mùa đông một số người có thể về thăm gia đình.

4. Ở Nam Cực, thời tiết và khoảng cách chỉ là khái niệm tương đối

Thời tiết thay đổi quá nhanh, xung quanh lại toàn là băng giá. Điều đó rất dễ gây hoang mang ngay cả với những nhà khoa học có đầy đủ kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm.

 
 

Những trạm nghiên cứu đứng lẻ loi, ít cột mốc để xác định phương hướng
Giáo sư David Dallmeyer kể lại: “Ngày đầu tiên đến Nam Cực, máy bay thả chúng tôi cách trạm nghiên cứu không xa lắm. Chúng tôi cuốc bộ đến đó. Nhưng rất nhanh chóng, các cơn gió mạnh kéo tới. Sương đột ngột phủ dày.
Và tôi nhận ra rằng mình đang giẫm chân lên những dấu vết cũ. Hóa ra nãy giờ chúng tôi cứ đi vòng tròn mãi. Chúng tôi quyết định phải dựng lều khẩn cấp, ngồi yên ở đó suốt… hai ngày rưỡi, chờ đợt gió giật hơn 90 km/h qua đi”.
Bên cạnh đó, do khắp nơi toàn băng giá nên rất khó ước lượng khoảng cách. Giáo sư Dallmeyer cho biết: “Nhiều khi bạn nghĩ ‘Ồ chỉ có 4 dặm thôi mà’! Tám giờ đồng hồ sau, bạn thấy mình đang đi được… nửa đường”.

5. Chuyện đi vệ sinh: nhiều khi phải “gửi” chất thải về quê nhà

Nếu trạm nghiên cứu đặt ở vùng đóng băng thì các nhà khoa học có thể dựng nhà vệ sinh trên đó.

Một cái lỗ do băng đã được khoét đi để làm nghiên cứu
Nhưng nhiều cơ sở lại đặt tại Thung lũng khô McMurdo, nằm trong khu vực 2% ít ỏi không có băng tuyết ở Nam Cực. (Chúng đã tan trong trận mưa cách đây cả triệu năm).
Cô Baeseman – một nhà khoa học làm việc tại Thung lũng khô McMurdo – cho biết nhóm của họ phải gửi chất thải về Hoa Kỳ.
“Bạn không thể đi tiểu trên nền đất, và bạn phải tách biệt phân và nước tiểu trong các thùng khác nhau. Điều đó dễ dàng cho đàn ông hơn là phụ nữ, quá rõ ràng như thế“, cô Baeseman nói.
Bạn nghĩ sao về cuộc sống và công việc ở Nam Cực? Hãy để lại bình luận bên dưới nhé.
Nguồn: How Stuff Works

Nghịch lý thời hiện đại: Những người có hình xăm lại dễ dàng kiếm việc hơn

Helino