Trong tuyên bố mới nhất, Google thông báo quyết định cấm các ứng dụng khai thác tiền ảo trên trang chính sách dành cho các nhà phát triển của Cửa hàng Google Play, cho rằng, “Chúng tôi không cho phép các ứng dụng khai thác tiền ảo trên thiết bị Android. Tuy nhiên sẽ tạo ngoại lệ đối với các ứng dụng quản lý việc khai thác tiền điện tử từ xa.”
Ứng dụng khai thác tiền ảo trở nên quá phổ biến
Dân đào tiền ảo gặp khó khăn khi Google mới đây đã chặn ứng dụng liên quan trên hệ thống cửa hàng của họ.
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân dẫn đến việc Google đưa ra phán quyết trên là do mức độ phổ biến của khai thác tiền ảo, cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến lừa đảo hoặc chiếm quyền điều khiển thiết bị của người dùng.
Theo ghi nhận, mức độ phổ biến của hoạt động khai thác tiền điện tử đã tăng mạnh từ cuối năm 2017, đặc biệt là sau khi Bitcoin đạt “đỉnh” vào tháng 12. Hệ quả là doanh số của card đồ họa GPU như Nvidia, AMD ngay lập tức tăng vọt so với mức bình thường.
Cần nhớ rằng trong quá trình khai thác tiền ảo, hệ thống yêu cầu xử lý một lượng lớn các phép tính, ảnh hưởng trực tiếp bởi công suất xử lý mà một cơ sở khai thác có thể đóng góp. Trong khi đó, hầu như mọi cơ sở khai thác tiền ảo hiện nay đều chịu nhiều hạn chế như nguồn chi phí rất lớn đến từ các thiết bị, cũng như tiền điện.
Điều này khiến họ hướng đến những phương pháp “có lời” – nhưng cũng bất hợp pháp – đó là tìm kiếm từ các nền tảng thiết bị di động, hoặc máy tính PC của người dùng trên toàn thế giới để khai thác phần cứng mà họ không hề hay biết.
Giám đốc quảng cáo bền vững của Google, Scott Spencer, từng phát biểu về quyết định này, cho rằng “Chúng tôi có một quả cầu pha lê để biết trước tương lai sẽ đi về đâu đối với lĩnh vực tiền điện tử”. Theo đó, Google từ sớm đã nhận thấy những thiệt hại của hoạt động này gây ra với người tiêu dùng hoặc chỉ có tiềm năng gây tổn hại, và chủ động muốn tiếp cận nó một cách thận trọng.
Google không phải là công ty đầu tiên nói “không” với các ứng dụng khai thác tiền ảo.
Trước Google, Apple cũng đã cấm toàn bộ ứng dụng đào tiền ảo
Trước Google, một ông lớn khác là Apple cũng đã ra quy định cấm người dùng đào tiền ảo trên iPhone, iPad. Tuy nhiên lý do của hành động này hoàn toàn không phải mối lo ngại về an ninh hay lừa đảo, mà chỉ để bảo vệ thiết bị của người dùng.
Theo trang Arstechnica, Apple dường như lo ngại rằng việc khai thác tiền ảo có thể gây tiêu hao một lượng pin lớn trên thiết bị, thậm chí có thể đối mặt nguy cơ pin quá nóng, gây ra cháy, nổ.
“Tất cả ứng dụng, bao gồm cả những quảng cáo của bên thứ 3 đều không được phép sử dụng phần cứng thông qua việc chạy nền đằng sau ứng dụng một cách không liên quan, điển hình như để đào tiền ảo”, quy định nêu rõ.
Trên thực tế, các thiết bị chạy iOS và ngay cả Android cũng đều được cho là không có đủ khả năng và điều kiện cần thiết để chạy các phần mềm khai thác tiền ảo – vốn yêu cầu một hệ thống GPU cao cấp và bộ nhớ đủ lớn để lưu trữ các thuật toán.
Tuy nhiên dường như các đối tượng khai thác tiền ảo vẫn tìm mọi cách để cài đặt trái phép phần mềm trái phép, giúp họ chiếm lấy một phần hiệu năng của thiết bị di động để phục vụ mục đích cá nhân, và điều này rất có thể sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Nguyễn Nguyễn
Ứng dụng khai thác tiền ảo trở nên quá phổ biến
Theo các chuyên gia phân tích, nguyên nhân dẫn đến việc Google đưa ra phán quyết trên là do mức độ phổ biến của khai thác tiền ảo, cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến lừa đảo hoặc chiếm quyền điều khiển thiết bị của người dùng.
Theo ghi nhận, mức độ phổ biến của hoạt động khai thác tiền điện tử đã tăng mạnh từ cuối năm 2017, đặc biệt là sau khi Bitcoin đạt “đỉnh” vào tháng 12. Hệ quả là doanh số của card đồ họa GPU như Nvidia, AMD ngay lập tức tăng vọt so với mức bình thường.
Cần nhớ rằng trong quá trình khai thác tiền ảo, hệ thống yêu cầu xử lý một lượng lớn các phép tính, ảnh hưởng trực tiếp bởi công suất xử lý mà một cơ sở khai thác có thể đóng góp. Trong khi đó, hầu như mọi cơ sở khai thác tiền ảo hiện nay đều chịu nhiều hạn chế như nguồn chi phí rất lớn đến từ các thiết bị, cũng như tiền điện.
Điều này khiến họ hướng đến những phương pháp “có lời” – nhưng cũng bất hợp pháp – đó là tìm kiếm từ các nền tảng thiết bị di động, hoặc máy tính PC của người dùng trên toàn thế giới để khai thác phần cứng mà họ không hề hay biết.
Giám đốc quảng cáo bền vững của Google, Scott Spencer, từng phát biểu về quyết định này, cho rằng “Chúng tôi có một quả cầu pha lê để biết trước tương lai sẽ đi về đâu đối với lĩnh vực tiền điện tử”. Theo đó, Google từ sớm đã nhận thấy những thiệt hại của hoạt động này gây ra với người tiêu dùng hoặc chỉ có tiềm năng gây tổn hại, và chủ động muốn tiếp cận nó một cách thận trọng.
Google không phải là công ty đầu tiên nói “không” với các ứng dụng khai thác tiền ảo.
Trước Google, một ông lớn khác là Apple cũng đã ra quy định cấm người dùng đào tiền ảo trên iPhone, iPad. Tuy nhiên lý do của hành động này hoàn toàn không phải mối lo ngại về an ninh hay lừa đảo, mà chỉ để bảo vệ thiết bị của người dùng.
Theo trang Arstechnica, Apple dường như lo ngại rằng việc khai thác tiền ảo có thể gây tiêu hao một lượng pin lớn trên thiết bị, thậm chí có thể đối mặt nguy cơ pin quá nóng, gây ra cháy, nổ.
“Tất cả ứng dụng, bao gồm cả những quảng cáo của bên thứ 3 đều không được phép sử dụng phần cứng thông qua việc chạy nền đằng sau ứng dụng một cách không liên quan, điển hình như để đào tiền ảo”, quy định nêu rõ.
Trên thực tế, các thiết bị chạy iOS và ngay cả Android cũng đều được cho là không có đủ khả năng và điều kiện cần thiết để chạy các phần mềm khai thác tiền ảo – vốn yêu cầu một hệ thống GPU cao cấp và bộ nhớ đủ lớn để lưu trữ các thuật toán.
Tuy nhiên dường như các đối tượng khai thác tiền ảo vẫn tìm mọi cách để cài đặt trái phép phần mềm trái phép, giúp họ chiếm lấy một phần hiệu năng của thiết bị di động để phục vụ mục đích cá nhân, và điều này rất có thể sẽ dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Nguyễn Nguyễn