Jai Mani, người phụ trách dòng sản phẩm Poco của Xiaomi, đã miêu tả về chiếc Poco F1 là “một chiếc smartphone mạnh mẽ với những công nghệ thực sự hữu dụng“.
Anh này cho biết: “Gần đây, tốc độ cải tiến trong ngành công nghiệp smartphone đã chậm lại, trong khi giá thiết bị thì tăng lên, với việc các smartphone flagship nay đã vượt mốc 1.000 USD. Chúng tôi đặt mục tiêu phải tạo ra một thứ gì đó đi ngược lại với trào lưu này“.
Việc Xiaomi tung Poco F1 tại Ấn Độ là một nước đi chiến lược. Poco có nghĩa là “tí hon” trong tiếng Tây Ban Nha, bởi chiếc smartphone này xuất hiện vài tuần sau khi Xiaomi bị Samsung “hất cẳng” để chiếm lấy vị trí dẫn đầu thị trường smartphone tại Ấn Độ trong Quý 2/2018.
Trong Quý 2 này, Xiaomi đạt mức thị phần 28% trên thị trường smartphone, so với mức 29% của Samsung. Công ty có trụ sở ở Bắc Kinh này từng là nhãn hiệu hàng đầu tại thị trường smartphone lớn thứ nhì thế giới trong 2 quý trước đó.
Việc Xiaomi đẩy mạnh chiến lược hướng về phân khúc cao cấp diễn ra trong bối cảnh các nhãn hiệu lớn của Trung Quốc đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhãn hiệu quốc tế tại phân khúc thị trường đại chúng.
4 nhãn hiệu smartphone hàng đầu của Trung Quốc – Huawie, Xiaomi, Oppo và Vivo – cùng nhau chia sẻ 39% thị phần toàn cầu trong quý 2. Trong khi đó, cũng cùng khoảng thời gian này, Samsung dẫn đầu ngành công nghiệp với 20% thị phần, còn Apple tụt xuống vị trí thứ 3 – sau Huawei ở vị trí thứ 2 – với 11% thị phần. Xiaomi, Oppo và Vivo đều đứng sau hãng sản xuất iPhone.
PocoPhone Poco F1
Sau gần một thập kỷ chủ yếu tập trung bán các smartphone Android giá rẻ, Xiaomi hiện đang tìm cách xâm nhập phân khúc siêu cấp (premium). Nhãn hiệu Poco mới của Xiaomi đi ngược lại với thông lệ sub-brand của các hãng smartphone Trung Quốc khác. Thông thường, các hãng này sẽ tạo ra các sub-brand (nhãn hiệu con) với mức giá rẻ hơn nhãn hiệu chính. Ví dụ, Huawei tạo ra nhãn hiệu Honor nhắm đến người tiêu dùng trẻ tuổi với hầu bao hạn chế. Với Poco, Xiaomi đang đi ngược xu hướng.
“Đó là một nước đi khó khăn nhằm tạo ra một tác động lên các phân khúc giá cao hơn, khi mà đại đa số các smartphone của Xiaomi trên thị trường đều tập trung vào các phân khúc giá thấp” – Kiranjeet Kaur, quản lý nghiên cứu cấp cao của IDC cho biết.
Kaur nhận định rằng Xiaomi có lẽ sẽ tạo ra một điều khác biệt trên thị trường Ấn Độ với sub-brand Poco. Nếu Xiaomi định giá nhãn hiệu này vào khoảng 500 USD, đối thủ chính của nó tại Ấn Độ sẽ là OnePlus.
Tuy nhiên, Xiaomi từng gặp phải vấn đề khi tìm cách tung ra các thiết bị với giá cao hơn, bởi hãng vốn quá nổi tiếng với các smartphone giá dưới 200 USD. Chiếc Mi Mix – vốn được kỳ vọng sẽ là con át chủ bài giúp Xiaomi tiến vào phân khúc siêu cấp – đã gặp không ít khó khăn trong quá trình chiếm lấy thị phần ở những thị trường như Ấn Độ.
Dù đã trải qua hai lần giảm giá liên tiếp tại thị trường này, mẫu Mi Mix 2 – có giá khoảng 400 USD – lại chỉ được đón nhận một cách hời hợt so với hai mẫu phổ biến hơn nhiều là Redmi 5A và Redmi Note 5 Pro, có giá khoảng 200 USD.
Cuối cùng, Xiaomi đã chọn mức giá ở giữa: chiếc Poco F1 có giá khởi điểm vào khoảng 300 USD, và bản cao cấp nhất có giá khoảng 415 USD. Có thể nói, hãng đã chọn giải pháp an toàn, một mức giá có thể nói là hợp lý so với cấu hình khá mạnh thừa sức cạnh tranh với các flagship của Samsung, OnePlus và Huawei tại Ấn Độ.
Tiếp sau phiên IPO tại Hồng Công tháng trước, Xiaomi đã đặt mục tiêu mở rộng hơn nữa trên toàn cầu. Hãng muốn các thị trường nước ngoài phải chiếm hơn một nửa doanh thu hàng năm của mình.
“Một trong những lý do quan trọng mà Xiaomi hào hứng với phân khúc siêu cấp là nhu cầu ngày càng tăng ở nhiều khu vực khác nhau” – Pathak nói – “Chỉ những công ty với kinh nghiệm chuyên sâu trong chuỗi cung ứng và R&D (nghiên cứu và phát triển) mới có thể cạnh tranh ở phân khúc siêu cấp“.
Được thành lập vào năm 2010, Xiaomi hiện đã có mặt ở khoảng 74 quốc gia, và hiện đang thiết lập một nhà máy tại Ấn Độ. Tuy nhiên, Xiaomi vẫn cam kết duy trì mô hình kinh doanh của mình, chỉ đặt giới hạn tối đa 5% lợi nhuận biên đối với mỗi phần cứng bán ra – từ smartphone, đến các loại vali thông minh, đến… bút bi.
Tham khảo: SCMP Xiaomi ra mắt POCOPHONE POCO F1: Snapdragon 845, pin 4000mAh, giá 7 triệu đồng
Anh này cho biết: “Gần đây, tốc độ cải tiến trong ngành công nghiệp smartphone đã chậm lại, trong khi giá thiết bị thì tăng lên, với việc các smartphone flagship nay đã vượt mốc 1.000 USD. Chúng tôi đặt mục tiêu phải tạo ra một thứ gì đó đi ngược lại với trào lưu này“.
Việc Xiaomi tung Poco F1 tại Ấn Độ là một nước đi chiến lược. Poco có nghĩa là “tí hon” trong tiếng Tây Ban Nha, bởi chiếc smartphone này xuất hiện vài tuần sau khi Xiaomi bị Samsung “hất cẳng” để chiếm lấy vị trí dẫn đầu thị trường smartphone tại Ấn Độ trong Quý 2/2018.
Trong Quý 2 này, Xiaomi đạt mức thị phần 28% trên thị trường smartphone, so với mức 29% của Samsung. Công ty có trụ sở ở Bắc Kinh này từng là nhãn hiệu hàng đầu tại thị trường smartphone lớn thứ nhì thế giới trong 2 quý trước đó.
Việc Xiaomi đẩy mạnh chiến lược hướng về phân khúc cao cấp diễn ra trong bối cảnh các nhãn hiệu lớn của Trung Quốc đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các nhãn hiệu quốc tế tại phân khúc thị trường đại chúng.
4 nhãn hiệu smartphone hàng đầu của Trung Quốc – Huawie, Xiaomi, Oppo và Vivo – cùng nhau chia sẻ 39% thị phần toàn cầu trong quý 2. Trong khi đó, cũng cùng khoảng thời gian này, Samsung dẫn đầu ngành công nghiệp với 20% thị phần, còn Apple tụt xuống vị trí thứ 3 – sau Huawei ở vị trí thứ 2 – với 11% thị phần. Xiaomi, Oppo và Vivo đều đứng sau hãng sản xuất iPhone.
Sau gần một thập kỷ chủ yếu tập trung bán các smartphone Android giá rẻ, Xiaomi hiện đang tìm cách xâm nhập phân khúc siêu cấp (premium). Nhãn hiệu Poco mới của Xiaomi đi ngược lại với thông lệ sub-brand của các hãng smartphone Trung Quốc khác. Thông thường, các hãng này sẽ tạo ra các sub-brand (nhãn hiệu con) với mức giá rẻ hơn nhãn hiệu chính. Ví dụ, Huawei tạo ra nhãn hiệu Honor nhắm đến người tiêu dùng trẻ tuổi với hầu bao hạn chế. Với Poco, Xiaomi đang đi ngược xu hướng.
“Đó là một nước đi khó khăn nhằm tạo ra một tác động lên các phân khúc giá cao hơn, khi mà đại đa số các smartphone của Xiaomi trên thị trường đều tập trung vào các phân khúc giá thấp” – Kiranjeet Kaur, quản lý nghiên cứu cấp cao của IDC cho biết.
Tuy nhiên, Xiaomi từng gặp phải vấn đề khi tìm cách tung ra các thiết bị với giá cao hơn, bởi hãng vốn quá nổi tiếng với các smartphone giá dưới 200 USD. Chiếc Mi Mix – vốn được kỳ vọng sẽ là con át chủ bài giúp Xiaomi tiến vào phân khúc siêu cấp – đã gặp không ít khó khăn trong quá trình chiếm lấy thị phần ở những thị trường như Ấn Độ.
Dù đã trải qua hai lần giảm giá liên tiếp tại thị trường này, mẫu Mi Mix 2 – có giá khoảng 400 USD – lại chỉ được đón nhận một cách hời hợt so với hai mẫu phổ biến hơn nhiều là Redmi 5A và Redmi Note 5 Pro, có giá khoảng 200 USD.
Cuối cùng, Xiaomi đã chọn mức giá ở giữa: chiếc Poco F1 có giá khởi điểm vào khoảng 300 USD, và bản cao cấp nhất có giá khoảng 415 USD. Có thể nói, hãng đã chọn giải pháp an toàn, một mức giá có thể nói là hợp lý so với cấu hình khá mạnh thừa sức cạnh tranh với các flagship của Samsung, OnePlus và Huawei tại Ấn Độ.
Tiếp sau phiên IPO tại Hồng Công tháng trước, Xiaomi đã đặt mục tiêu mở rộng hơn nữa trên toàn cầu. Hãng muốn các thị trường nước ngoài phải chiếm hơn một nửa doanh thu hàng năm của mình.
“Một trong những lý do quan trọng mà Xiaomi hào hứng với phân khúc siêu cấp là nhu cầu ngày càng tăng ở nhiều khu vực khác nhau” – Pathak nói – “Chỉ những công ty với kinh nghiệm chuyên sâu trong chuỗi cung ứng và R&D (nghiên cứu và phát triển) mới có thể cạnh tranh ở phân khúc siêu cấp“.
Được thành lập vào năm 2010, Xiaomi hiện đã có mặt ở khoảng 74 quốc gia, và hiện đang thiết lập một nhà máy tại Ấn Độ. Tuy nhiên, Xiaomi vẫn cam kết duy trì mô hình kinh doanh của mình, chỉ đặt giới hạn tối đa 5% lợi nhuận biên đối với mỗi phần cứng bán ra – từ smartphone, đến các loại vali thông minh, đến… bút bi.
Tham khảo: SCMP Xiaomi ra mắt POCOPHONE POCO F1: Snapdragon 845, pin 4000mAh, giá 7 triệu đồng