Trang chủ Tin Tức Đau đầu tìm lời giải cho những quả cầu nhân tạo 2,8...

Đau đầu tìm lời giải cho những quả cầu nhân tạo 2,8 tỷ năm tuổi tại Nam Phi

776
Những quả cầu tròn gần như hoàn hảo có niên đại 2,8 tỉ năm tuổi tại Nam Phi làm dấy lên đồn đoán về sự tồn tại của nền văn minh tiên tiến thời viễn cổ.
Khối cầu Klerksdorp. Ảnh: lh3.googleusercontent.com
Quả cầu Klerksdorp, món đồ tạo tác 2.8 tỉ năm tuổi, vốn chỉ sai khác “một phần một trăm ngàn inch (1 inch = 2,54 cm) so với mức độ hoàn hảo tuyệt đối“ này, đang khiến rất nhiều chuyên gia đau đầu đi tìm lời giải.
Chúng có kích thước từ 30-50 mm với các đường rãnh đồng tâm hoàn hảo xung quanh khu vực trung tâm như thể được đúc khuôn vậy. Bên trong lớp “vỏ” cứng của một số quả cầu là một chất mềm xốp, số khác thì chứa chất giống như than củi.
Đây là món đồ tạo tác của con người hay là sản phẩm của tự nhiên?
Được gọi là các quả cầu Klerksdorp, món đồ tạo tác bí ẩn được nhiều học giả xem là bằng chứng chắc chắn về các nền văn minh tiền sử tồn tại trên Trái Đất từ hàng tỉ năm trước.
Tuy nhiên, vì niên đại gây tranh cãi, các học giả chính thống khăng khăng cho rằng các quả cầu này chỉ là sản phẩm của tự nhiên.
Thể theo thuyết tiến hóa, các khối cầu được tìm thấy ở châu Phi có niên đại từ thời con người còn chưa tồn tại trên Trái Đất. Điều này thực sự vô cùng khó hiểu dựa trên các tri thức hiện hữu.
Tuy nhiên, vật thể hình bầu dục với các đường rãnh thô bao xung quanh khu vực trung tâm, cùng các yếu tố “thiết kế” kì lạ trên bề mặt khiến một nhóm nghiên cứu khác cho rằng các quả cầu này không phải hình thành trong tự nhiên, mà là kết quả của sự thiết kế thông minh, khéo léo.
Trên là các khối kết đá vôi, với các đường rãnh xích đạo, tương tự các quả cầu Klerksdorp, được tìm thấy tại hạt Schoharie, bang New York, Mỹ. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Theo Michael Cremo, một nhà nghiên cứu độc lập người Mỹ, cùng các nhà nghiên cứu văn hóa tiền sử khác, những quả cầu này là bằng chứng bổ sung cho thấy sự sống thông minh đã tồn tại trên Trái Đất từ lâu trước mốc niên đại được nhìn nhận hiện nay dựa trên quan điểm truyền thống.
Giả thuyết cho rằng Trái Đất từng là nơi cư ngụ của các dạng sống khác từ quá khứ xa xưa, từ hàng triệu thậm chí hàng tỉ năm trước, đã làm dấy lên vô số tranh luận trong giới nghiên cứu và học giả.
Kiểm tra các quả cầu mang lại kết quả gây tranh cãi
Ảnh: Ancient Explorers
Theo Biblioteca Pleyades, một người tên John Hund đã thu thập được một quả cầu và mang đến Viện Không gian California trực thuộc ĐH California để tìm hiểu thêm về các món đồ tạo tác kì lạ. Các nhà khoa học ở đây đã đi đến kết luận rằng:
“Tính cân bằng [của quả cầu] là quá hoàn mỹ tới mức đã vượt quá giới hạn của công nghệ đo lường của họ”.
Cần phải biết rằng đây là những người chế tạo la bàn hồi chuyển cho NASA, vốn là một loại thiết bị vô cùng chính xác.
Tuy nhiên, tuyên bố này sau đó bị Viện Không gian California phủ nhận, rằng không có bất cứ ai nói với Hund là vật thể này có các tính chất dị thường.
Một khối cầu Klerksdorp, với đường kính tối đa từ 3 đến 4 cm và độ dày tối đa khoảng 2.5 cm. Ảnh: Wikimedia Commons
Theo tuyên bố, có “một số lỗi trong truyền đạt” và Hund đã hoàn toàn hiểu lầm những thông tin liên quan đến các vật thể.
Quả cầu bí ẩn mà Hund nhận được chỉ sai khác “một phần một trăm ngàn inch (1 inch = 2,54 cm) so với mức độ hoàn hảo tuyệt đối“.
Không ai biết được những khối cầu này là gì.
Một nhà khoa học NASA nói với Hund rằng công nghệ của họ hiện không đạt được mức độ cân đối tốt đến như vậy.
Một vài đoạn trong bức thư của Hund trên Biblioteca Pleyades đề cập thêm một số chi tiết về vật thể bí ẩn này như sau:
“[Tôi bắt gặp những quả cầu này] vào năm 1977. Lúc đó tôi đang tháo gỡ các bản khắc đá có nguy cơ bị xâm hại tại khu vực khai thác đá cao lanh ở trang trại Gestoptefontein, gần ngôi làng nhỏ Ottsdal, cách Klerksdorpin – một thành phố ở tỉnh Tây Bắc của Nam Phi khoảng 110 km.
Các khối cầu Klerksdorp. Ảnh: Clipmass.com
Tôi rất ngạc nhiên bởi hình dạng của các quả cầu, các rãnh quanh phần giữa và tính chất cứng như thép, trong khi vật liệu (cao lanh) nơi mà chúng được tìm thấy bên trong, lại mềm như đá vôi với chỉ số độ cứng chỉ 3 trên thang đo độ cứng Moh. Như bạn có thể đã biết, cao lanh (Al2 Si4 O10 (OH) 2) là một khoáng vật thứ cấp và các trầm tích được hình thành bởi một quá trình lắng đọng trầm tích. Hoạt động núi lửa tại Gestoptefontein là nguyên nhân hình thành các núi đá với độ cao khác nhau, dao động từ khoảng 10 đến 100 mét. Bề mặt nhẵn và tương đối mềm trên các sườn núi là lý tưởng để những cư dân thời tiền sử (San) tạo ra các bản khắc về động vật và thiết kế trừu tượng.
Trên Gestoptefontein, các núi đá này được “cưa” thành các mảnh lớn bằng các cáp thép xoắn chạy zig-zag trên ròng rọc trong vài kilomet. Các khối này sau đó được cưa bằng phương pháp tương tự thành các mảnh dễ xử lý hơn với kích thước khoảng 500 x 500 mm. Thỉnh thoảng, “cáp cưa” bị mắc vào một trong những quả cầu kim loại nằm trong khối đá cao lanh.
Chúng có đường kính đa dạng, từ 30 – 50 mm và có các đường rãnh đồng tâm hoàn hảo quanh khu vực trung tâm như thể được đúc khuôn vậy. Bên trong lớp “vỏ” cứng của một số quả cầu là một chất mềm xốp, số khác thì chứa chất giống như than củi.
Khi chỉ có một phần nằm trong khối đá cao lanh mà có thể quan sát trên bề mặt, không phải tất cả chúng đều hình cầu, mà một số có dạng hình thuôn.
Andries Bisschoff, cựu giáo sư ĐH Potchefstroom cho rằng các vật thể kì lạ này là khối kết tụ limonite [một loại quặng sắt]”.
Theo nghiên cứu được tiến hành trên các khối cầu, chúng được phát hiện trong đá cao lanh, một loại khoáng chất thứ cấp khá mềm.
Các quả cầu có cấu trúc dạng sợi bên trong, với một lớp vỏ cứng bọc bên ngoài.
Những quả cầu này rất cứng, và theo các nhà nghiên cứu, gần như không thể làm chúng trầy xước được. Roelf Marx, người phụ trách bảo tàng Klerksdorp, Nam Phi, cho biết các quả cầu này còn cứng hơn cả thép.
Với tất cả các dẫn chứng nêu trên, những quả cầu tạo tác bí ẩn này khó có thể nào là một tác phẩm của tự nhiên. Chúng xác thực là bằng chứng chắc chắn của các nền văn minh tiền sử tồn tại trên Trái Đất từ hàng tỉ năm trước.
Ngự Yên