4 điểm mỗi môn là đỗ đại học
Tại trường ĐH Tây Nguyên, ngoại trừ các ngành Sư phạm và Y khoa lấy điểm chuẩn từ 17-21 còn 21 ngành khác thuộc lĩnh vực kinh tế, công nghệ lấy điểm trúng tuyển chỉ 13 điểm.
Trường Đại học Kinh tế Huế có 11 ngành lấy 13 điểm. Nhiều trường thành viên khác của Đại học Huế cũng có mức điểm chuẩn tương tự – 13 điểm.
Tại ĐH Nông lâm, 21/24 ngành có điểm chuẩn là 13. Trường ĐH Kinh tế cũng có 11/22 ngành lấy điểm trúng tuyển là 13 điểm.
Trường ĐH Quảng Nam cũng có 7 ngành lấy điểm trúng tuyển là 13 điểm. Các ngành đào tạo sư phạm lấy điểm chuẩn cao hơn ở mức 17 điểm. Riêng ngành Giáo dục Tiểu học điểm trúng tuyển 18 điểm.
Tại ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 12/18 ngành và phân hiệu tại Thanh Hóa đều có mức trúng tuyển là 13.
Với Trường ĐH Tiền Giang, trong tổng số 18 ngành đào tạo thì có tới 14 ngành lấy điểm chuẩn là 13. Có 3 ngành lấy điểm trúng tuyển là 14.
Trường ĐH Xây dựng miền Trung, điểm chuẩn trúng tuyển năm 2018 theo kết quả thi THPT quốc gia ở tất cả các ngành đều từ 13 điểm trở lên.
Tại ĐH Tiền Giang, ngành Giáo dục Mầm non có điểm chuẩn 15 điểm, các ngành còn lại 13 điểm.
Điểm chuẩn thấp vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu
Dù điểm chuẩn thấp nhưng nhiều trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu và phải ra thông báo tuyển thêm nguyện vọng bổ sung.
Chẳng hạn, trường ĐH Quảng Nam ra thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung hơn 570 chỉ tiêu hệ ĐH. Điểm sàn xét tuyển của 5 ngành chỉ là 12 điểm như ngành Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Việt Nam học, Lịch sử…
ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM thông báo xét tuyển bổ sung 500 chỉ tiêu vào chương trình liên kết đào tạo quốc tế các ngành: Quản trị kinh doanh, Điện – điện tử, Kế toán và quản trị tài chính, Cơ điện tử, Kĩ thuật cơ khí, Công nghệ thông tin, Xây dựng.
Với hình thức xét tuyển theo học bạ lớp 12, thí sinh phải có tổng điểm các môn khối A, A01, B và D01 từ 18 điểm trở lên. Nếu xét tuyển theo điểm thi THPT Quốc gia, thí sinh phải đạt từ 12 điểm trở lên các tổ hợp.