Trang chủ Tin Tức Đoạn văn “ghét điện thoại” của học sinh lớp 2 trở thành...

Đoạn văn “ghét điện thoại” của học sinh lớp 2 trở thành hiện tượng Facebook, nhận hàng trăm nghìn lượt Share

685

Đoạn văn của một học sinh lớp 2 viết về điện thoại bỗng trở thành một chủ đề bùng nổ của cư dân mạng quốc tế khi được cô giáo của mình đăng tải lên Facebook. Không phải tài năng xuất chúng phân tích công nghệ cao siêu, cũng không phải một hiện tượng đam mê cuồng nhiệt, mà đó là nỗi buồn của con cái khi bố mẹ mình quá nghiện điện thoại.Câu chuyện này xảy ra tại lớp học của cô giáo Jen Beason, sống tại Louisiana (Mỹ). Sau khi gaio bài tập về nhà cho học sinh với đề bài “Kể về một phát minh mà em ghét nhất”, đến khi chấm bài cô mới nhận ra rằng không chỉ 1 mà có tới 4 học sinh cùng chọn chiếc điện thoại làm đối tượng để viết bài.

Bài đăng của cô Beason.

“Nếu phải nói về một phát minh mà mình không thích, chắc chắn đó sẽ là chiếc điện thoại”, “Bố mẹ em luôn dính lấy điện thoại suốt ngày và không quan tâm gì khác”, “Ước gì mẹ em chưa bao giờ có điện thoại để dùng, vì em không thích nó một chút nào”… Hàng loạt những câu chữ từ nhẹ tới nặng đều bày tỏ nỗi bức xúc của 4 học sinh với điện thoại trong cuộc sống. Bức ảnh chụp một đoặn văn mà cô Beason đăng lên Facebook của mình đã nhận được hơn 20.000 Like và tận 260.000 lượt Share. Tuy vậy, có lẽ vì lý do cá nhân hoặc riêng tư mà sau đó cô đã tạm ẩn nó khỏi Facebook.

Dưới phần cuối đoạn văn, học sinh này còn bày tỏ thêm bằng một hình vẽ minh họa: Chiếc điện thoại được gạch chéo cùng biểu tượng khuôn mặt với lời thoại “Em ghét nó”. Rất nhiều bình luận của cư dân mạng cũng cho thấy sự đồng tình với các em, bao gồm cả những giáo viên khác. “Chúng tôi cũng có một buổi thảo luận về Facebook và hầu như mọi học sinh trong lớp tôi đều nói rằng bố mẹ mình dành nhiều thời gian cho Facebook trên điện thoại hơn cả con cái,” giáo viên Abbey Fauntleroy chia sẻ.

Nghiện điện thoại và công nghệ không còn là một vấn đề xa lạ, nhưng nó đàng trở nên trầm trọng hơn trong mức độ can thiệp tương tác và liên kết giữa con người với nhau. Một nghiên cứu từ Tổ chức Phát triển Trẻ em mới đây cũng khẳng định “điều đó, xét cho cùng có thể dẫn đến sự rối loạn tính cách của con cái khi có bố mẹ thờ ơ đến mình như vậy.
Rõ ràng là công nghệ nói chung và smartphone nói riêng đang có sức ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta, nhưng không chỉ có lớp trẻ dễ bị cám dỗ, mà ngay cả các thế hệ đi trước cũng khó mà thoát khỏi vòng xoay của chúng trong công việc và cuộc sống thường ngày. Mong là ý thức chung của mọi người sẽ cùng được cải thiện hơn khi ngày càng có nhiều tiếng nói được cất lên.