Trang chủ Tin Tức Gần như smartphone xịn nào cũng mắc phải 2 nhược điểm ngán...

Gần như smartphone xịn nào cũng mắc phải 2 nhược điểm ngán ngẩm này

675

Đi mua smartphone mới thì ai mà chẳng thích. Nhiều khi cái niềm vui được tự tay bóc hộp, tận hưởng cái mùi nhựa mới cứng và lại còn chụp choẹt tha hồ khoe với bạn bè kiếm Like còn lớn hơn cả việc nghĩ rằng mình vừa sở hữu một chiếc smartphone có cấu hình khủng.
Thế nhưng, đừng vội mừng. Người ta thường nói “Trong cái khó ló cái khôn”, còn những lúc mua smartphone mới ở thời điểm hiện nay, có lẽ câu nói đó sẽ trở thành “Trong cái may ló cái rủi” chỉ vì 2 lý do sau mất. 1. Màn hình cực to và đã mắt
Galaxy S9 và iPhone X đang có màn hình gần như toàn mặt trước.
Không phủ nhận xu hướng hiện nay chỉ toàn thấy chạy theo thiết kế màn hình toàn cạnh, đồng thời tăng kích thước và công nghệ hiển thị lên tân tiến hơn. Vậy thì có sao, màn hình to đẹp thì cầm càng sướng, nhìn càng thích, xem càng vui chứ có gì mà phải xoắn?
Công nghệ màn hình được ứng dụng cho thiết kế sát/tràn cạnh này là OLED, thay cho LCD truyền thống ngày trước. Nhìn lướt qua đã đủ thấy cả loạt ưu điểm vượt trội của nó rồi: dài màu sắc nét và rực rỡ, góc nhìn rộng, tiết kiệm điện… Và quan trọng nhất, cấu tạo của OLED rất linh hoạt nên sẽ dễ phục vụ nhu cầu uốn cong, chỉnh sửa theo thiết kế trên smartphone – bảo sao ai cũng chạy đi chọn OLED để tỏ rõ sự sang chảnh.
Tin buồn là màn hình lớn và đẹp thật, nhưng không có nghĩa là độ bền của nó tăng tỷ lệ thuận theo độ thích mắt. Trái lại, việc mở rộng kích thước màn hình ra sát và tràn cạnh càng khiến cho chúng dễ bị nứt, vỡ mỗi khi có động chạm tới những điểm quanh máy. Chưa kể đến tấm nền OLED về cơ bản có độ mỏng kha khá hơn LCD, nên sẽ dễ chịu tác động lực hơn. 2. Combo “Dễ nứt vỡ + đắt đỏ + khó sửa chữa”
Công nhận dễ nứt vỡ, nhưng không vì thế mà lúc nào bạn cũng có thể mang chiếc smartphone đi hàn gắn lại như ban đầu trong mọi trường hợp được, kể cả khi thừa tiền làm điều đó cả chục lần. Nếu cố tình coi thường cảnh báo này thì không sớm thì muộn, viễn cảnh ôm mặt khóc rưng rức vì không thể cứu chữa chiếc smartphone bất ly thân sẽ xảy ra mà thôi.
Rất khó khăn để có thể “lục tung” hết đồ trong smartphone ra thế này.
Đơn giản là vì smartphone ngày nay không còn dễ “đập đi xây lại” hay sửa chữa và phục hồi như trước nữa. Thiết kế của smartphone giờ quá tân tiến nhưng cũng đi kèm với một nhược điểm: Mọi thành phần bên trong đều tinh vi và phức tạp hơn trước, chưa kể cấu tạo nguyên khối rất khó tách rời nữa. Ngoài ra, nếu có sửa và thay thế được thì chi phí rất đắt đỏ – chẳng hạn, bằng chứng là giá bán gói bảo hành trọn gói của iPhone X thậm chí còn xấp xỉ 1/5 giá bán của nó. 
Hiện tại, chiếc Galaxy S9 cao cấp nhất của Samsung hiện tại chỉ được đánh giá 4/10 về khoản sửa chữa, trong khi 5 năm trước, Galaxy S4 giành số điểm thuyết phục 8/10. Thế mới thấy mọi thứ đều có mặt lợi và hại của riêng nó.