Trang chủ Tin Tức Giải thích từ A đến Z về 5 đoạn after-credit của Deadpool...

Giải thích từ A đến Z về 5 đoạn after-credit của Deadpool 2

715

Tất nhiên, với số lượng các đoạn post-credit lớn như vậy, có rất nhiều thứ đã diễn ra. Chúng ta sẽ cùng điểm lại và phân tích từng đoạn nhé.Chú ý: bài viết chứa spoiler, không chỉ về đoạn kết mà còn về nhiều thứ quan trọng diễn ra suốt phim. Bạn đã được cảnh báo trước rồi đấy!

“Có spoilers nha mấy cưng”

Negasonic sửa thiết bị du hành thời gianTrong đoạn after-credit đầu tiên, nhân vật Negasonic Teenager Warhead (Brianna Hildebrand thủ vai) đã sửa thiết bị du hành thời gian của Cable, làm nó hoạt động trở lại (trước đó, trong suốt bộ phim, pin sạc của nó đã được dùng hết) trong khi nhân vật Yukio (Shioli Kutsuna) quan sát. Sau đó, Negasonic đã đưa thiết bị này cho Deadpool. Khi anh chàng này rời đi, cả Negasonic và Yukio nói rằng có lẽ điều họ vừa làm không phải là một ý hay cho lắm.Ý nghĩa: Deadpool sẽ dùng thiết bị này để sửa dòng thời gian…

Deadpool cứu người yêuAfter-credit tiếp theo là Deadpool quay về quá khứ ngay thời điểm nhân vật Vanessa (Morena Baccarin thủ vai) bị giết. Trong cảnh này, một tên sát thủ xuất hiện trước cửa nhà. Deadpool cố giết hắn bằng cách ném một chiếc dao trét bơ nhưng trượt, và tên này đã bắn trúng và giết chết Vanessa. Tuy nhiên, khi quay ngược thời gian, thay vì ném trượt, lần này Deadpool đã nhắm chính xác ngay vào mắt tên sát thủ và giết hắn trước khi hắn kịp bắn.Ý nghĩa: Deadpool đã cứu mạng Vanessa. Liệu điều này có nghĩa là cô nàng này vẫn còn sống trong vũ trụ của Deadpool hay không, chúng ta sẽ phải đợi đến Deadpool 3 hoặc một bộ phim riêng của X-Force mới biết được.

Peter được trao cơ hội thứ haiĐầu phim, Peter (không phải Peter Rasputin – Colossus, mà là gã thành viên không có siêu năng lực của X-Force) đã bị chết cùng phần lớn thành viên nhóm X-Force. Tuy nhiên, Deadpool đã sử dụng thiết bị du hành thời gian để ngăn Peter phạm phải một lỗi nghiêm trọng, qua đó cứu sống anh này.Ý nghĩa: Peter còn sống, ít nhất là trong dòng thời gian này. Nó còn có ý nghĩa là Deadpool có thể đã cứu các thành viên khác của X-Force. Hay ít ra thì cứu mỗi The Vanisher thôi cũng được.

Deadpool giết DeadpoolDeadpool xuất hiện vào đoạn cuối của X-Men Origins: Wolverine (năm 2009), chứng minh rằng thiết bị du hành thời gian không chỉ có thể đưa người ta đến các thời điểm khác, mà còn đến các vũ trụ khác, bởi Wolverine lúc này đang ở một dòng thời gian khác so với Deadpool. Đây là cảnh gần cuối phim X-Men Origins: Wolverine, khi Wolverine đối mặt với một Deadpool trông cực kỳ khác với nguyên tác truyện tranh. Trước khi cảnh này tiếp tục như chúng ta đã biết trong Origins, Deadpool của năm 2018 xuất hiện và bắn chết Deadpool của năm 2009. Thậm chí anh này còn bồi thêm vài phát nữa…cho chắc, rồi chốt một câu rằng “Đang dọn dẹp dòng thời gian thôi“.Ý nghĩa: Phiên bản Deadpool của X-Men Origins: Wolverine được xem là một sự báng bổ đối với Deadpool bởi trông gã này chẳng giống Deadpool trong truyện tranh hay trong phim Deadpool chút nào. Gã có một cặp kiếm gắn trên tay và chẳng nói được câu nào vì đã bị khâu mồm. Gã trông cực kỳ ngu ngốc và hiển nhiên chẳng xứng đáng là đại diện cho nhân vật Deadpool mà chúng ta yêu thích. 

Deadpool ngày ấy và bây giờ

“Không có gì, Canada”Đoạn after-credit cuối cùng có lẽ cũng là đoạn after-credit hay nhất. Chúng ta thấy Ryan Reynolds (chính là diễn viên đóng Deadpool) đang đọc kịch bản của Green Lantern và thốt lên đầy lạc quan rằng “Cuối cùng chúng ta cũng làm ăn lớn“. Tuy nhiên, trước khi anh này có cơ hội thực sự “làm ăn” thì Deadpool xuất hiện và…bắn xuyên đầu chàng diễn viên tội nghiệp. Gã bận đồ đỏ còn chốt lại một câu rằng “Không có gì, Canada” trước khi hạ màn.Ý nghĩa: Đây là cảnh gợi lại phim Green Lantern vào năm 2011 – bộ phim siêu anh hùng cuối cùng của Ryan Reynolds trước khi anh vào vai gã Deadpool ngu ngốc vừa bị bắn chết ở trên. Nói Green Lantern là một sự thất vọng về cả tài chính lẫn phê bình cũng đã hơi “nói giảm nói tránh”. Trong thời đại mà các bộ phim chuyển thể từ truyện tranh đã đạt được tầm cao như The Dark Knight và Iron Man, thì phim Green Lantern trông như một bộ phim chuyển thể được làm từ những năm 1990 theo những cách tệ nhất có thể. Cảnh cuối cùng của Deadpool 2 là cách mà bộ phim này tự nhận thức được Green Lantern là sự lựa chọn tồi tệ của Ryan Reynolds ở thời điểm đó và đã đến lúc bước tiếp. Nó còn giúp Reynolds gột bỏ quá khứ, và cảnh này cũng khá vui nhộn nữa.

Green Lantern – một bộ phim “nhớ đời” của Ryan Reynolds

Tham khảo: CNET