Theo thông tin mà trang TechCrunch mới tiết lộ Việt Nam và Thái Lan là 2 nước mà Go-Jek hướng tới tháng 8 tới. Mô hình hãng này sử dụng là khởi động các doanh nghiệp tại Việt Nam, với tên gọi Go-Viet. Còn tại Thái Lan sẽ có tên là Get.
Philippines sẽ là thị trường tiếp theo tại Đông Nam Á mà Go-Jek nhắm đến, thời gian không được tiết lộ cụ thể nhưng sẽ là trước cuối năm 2018.
Go-Jek sẽ sử dụng mô hình người sáng lập tại Việt Nam trực tiếp điều hành từng doanh nghiệp một cách độc lập, với sự hỗ trợ của các đối tác địa phương và công ty mẹ từ Indonesia.
Như vậy, ứng dụng của Go-Jek tại mỗi thị trường sẽ có sự linh hoạt thích ứng với từng nước. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đi du lịch giữa các quốc gia nếu có nhu cầu sử dụng sẽ phải tải xuống các ứng dụng riêng.
Ứng dụng Go-Jek tại Việt Nam có tên là Go-Viet. Ảnh: TechCrunch.
Nguồn tin của TechCrunch cũng nói rằng người đứng đầu dịch vụ Go-Viet tại Việt Nam có tên Nguyễn Vũ Đức. Còn người lãnh đạo Get tại Thái Lan là Pinya Nittayakasetwa.
Cũng theo TechCrunch, kế hoạch ban đầu của Go-Jek là khởi động các dịch vụ xe máy và xe ôtô. Sau đó, hãng này có thể giới thiệu các dịch vụ đã từng thành công tại Indonesia.
Trong khi đó tại thị trường Singapore, một thị trường không thể triển khai dịch vụ cốt lõi của Go-Jek, là xe ôm, hãng này đã tổ chức các cuộc đàm phán hợp tác với Comfort Del Gro, nhà khai thác taxi lớn nhất Singapore, trước đây đã có một thỏa thuận với Uber. Tuy nhiên, cuộc đàm phán vẫn chưa có kết quả.
Trước đó, hồi tháng 5, Go-Jek đã công bố kế hoạch gia nhập 4 thị trường mới tại Đông Nam Á, với khoản ngân sách 500 triệu USD.
Go-Jek là một ứng dụng phát triển từ Indonesia, được thành lập năm 2010. Ứng dụng này đang dẫn đầu thị trường gọi xe với khoảng 900.000 tài xế đối tác tại Indonesia.
Go-Jek – đối thủ Grab sắp vào VN là ai? Tháng 5/2018, Go-Jek đầu tư 500 triệu USD mở rộng vào 4 nước: Việt Nam, Thái Lan, Singapore. Đây sẽ là đối thủ mới của Grab tại Việt Nam.
Không dừng lại ở dịch vụ gọi xe công nghệ, định hướng của Go-Jek là trở thành một nền tảng phục vụ người dùng ở nhiều dịch vụ khác nhau, như gọi thức ăn, hỗ trợ khách hàng đi chợ, giúp việc tại nhà, thanh toán trực tuyến…
Vào đầu năm 2018, Tập đoàn Go-Jek đã được định giá ở mức 5 tỷ USD sau khi có tin đồn huy động vốn thành công từ những “gã khổng lồ” như Google, JD.com, KKR, Warburg Pincus, Tencent.
Mức định giá của Go-Jek đã gần bằng Grab, ngay cả khi công ty này chưa mở rộng ra các nước khác.
Hiếu Công
Philippines sẽ là thị trường tiếp theo tại Đông Nam Á mà Go-Jek nhắm đến, thời gian không được tiết lộ cụ thể nhưng sẽ là trước cuối năm 2018.
Go-Jek sẽ sử dụng mô hình người sáng lập tại Việt Nam trực tiếp điều hành từng doanh nghiệp một cách độc lập, với sự hỗ trợ của các đối tác địa phương và công ty mẹ từ Indonesia.
Như vậy, ứng dụng của Go-Jek tại mỗi thị trường sẽ có sự linh hoạt thích ứng với từng nước. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đi du lịch giữa các quốc gia nếu có nhu cầu sử dụng sẽ phải tải xuống các ứng dụng riêng.
Nguồn tin của TechCrunch cũng nói rằng người đứng đầu dịch vụ Go-Viet tại Việt Nam có tên Nguyễn Vũ Đức. Còn người lãnh đạo Get tại Thái Lan là Pinya Nittayakasetwa.
Cũng theo TechCrunch, kế hoạch ban đầu của Go-Jek là khởi động các dịch vụ xe máy và xe ôtô. Sau đó, hãng này có thể giới thiệu các dịch vụ đã từng thành công tại Indonesia.
Trong khi đó tại thị trường Singapore, một thị trường không thể triển khai dịch vụ cốt lõi của Go-Jek, là xe ôm, hãng này đã tổ chức các cuộc đàm phán hợp tác với Comfort Del Gro, nhà khai thác taxi lớn nhất Singapore, trước đây đã có một thỏa thuận với Uber. Tuy nhiên, cuộc đàm phán vẫn chưa có kết quả.
Trước đó, hồi tháng 5, Go-Jek đã công bố kế hoạch gia nhập 4 thị trường mới tại Đông Nam Á, với khoản ngân sách 500 triệu USD.
Go-Jek là một ứng dụng phát triển từ Indonesia, được thành lập năm 2010. Ứng dụng này đang dẫn đầu thị trường gọi xe với khoảng 900.000 tài xế đối tác tại Indonesia.
Go-Jek – đối thủ Grab sắp vào VN là ai? Tháng 5/2018, Go-Jek đầu tư 500 triệu USD mở rộng vào 4 nước: Việt Nam, Thái Lan, Singapore. Đây sẽ là đối thủ mới của Grab tại Việt Nam.
Không dừng lại ở dịch vụ gọi xe công nghệ, định hướng của Go-Jek là trở thành một nền tảng phục vụ người dùng ở nhiều dịch vụ khác nhau, như gọi thức ăn, hỗ trợ khách hàng đi chợ, giúp việc tại nhà, thanh toán trực tuyến…
Vào đầu năm 2018, Tập đoàn Go-Jek đã được định giá ở mức 5 tỷ USD sau khi có tin đồn huy động vốn thành công từ những “gã khổng lồ” như Google, JD.com, KKR, Warburg Pincus, Tencent.
Mức định giá của Go-Jek đã gần bằng Grab, ngay cả khi công ty này chưa mở rộng ra các nước khác.
Hiếu Công