Trang chủ Tin Tức Grab ra mắt dịch vụ giao đồ ăn ở Đông Nam Á...

Grab ra mắt dịch vụ giao đồ ăn ở Đông Nam Á dựa trên nền tảng của Uber

719

Sau khi chính thức mua lại đối thủ của mình là Uber tại thị trường Đông Nam Á, ngày hôm nay Grab tiếp tục ra mắt dịch vụ kinh doanh thực phẩm GrabFood – dựa trên nền tảng của UberEats.
Hiện tại dịch vụ đã có phiên bản beta tại một số nước bao gồm Thái Lan, bây giờ có thêm trụ sở Grab HQ tại Singapore và trong tháng tới sẽ lên kế hoạch tiếp cận 6 thị trường chính của Grab tại Đông Nam Á.
Đây là một phần trong phi vụ mua lại Uber tại Đông Nam Á, Grab cũng sẽ chịu tránh nhiệm về hoạt động của UberEats trong khu vực, cũng như chuyển cơ sở đại lý và khách hàng của mình sang GrabFood trước khi đóng của dịch vụ của Uber.
Tại thời điểm này GrabFood như là một ứng dụng hoạt động độc lập ở Singapore thế nhưng đối với các quốc gia khác trong khu vực thì sẽ được tích hợp sẵn trong ứng dụng chính của Grab. GrabFood cũng sẽ cạnh tranh với các dịch vụ của các công ty khác như Deliveroo, FoodPanda, GoFood của Go-Jek.
Dịch vụ GrabFood cũng sẽ được gắn với các chương trình ưu đãi khách hàng thân thiết của Grab như GrabRewards hay khách hàng cũng có thể sử dụng tiền mặt, thẻ hoặc GrabPay để thanh toán đơn đặt hàng. 2 tính năng đáng chú ý này cho phép khách hàng lên lịch đặt hàng từ trước và không hạn chế mức tiền chi tiêu tối thiểu.

Grab đang “bắt chước” Uber xây dựng hệ sinh thái cho riêng mình

Tháng 3 vừa qua dù thỏa thuận mua lại đối thủ Uber diễn ra không mấy suôn sẻ và chậm trễ hơn so với dự định bởi vướng mắc về một số quy định, đồng thời dấy lên nỗi lo ngại cho người dùng về việc độc quyền cũng như thiếu cạnh tranh. Tuy nhiên Grab vẫn tự tin tuyên bố dịch vụ giao hàng thực phẩm là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển “một hệ sinh thái liên kết các dịch vụ tiêu dùng, giúp cho cuộc sống hàng ngày của mọi người thêm dễ dàng hơn”.
Việc loại bỏ Uber khỏi thị trường gọi xe khiến mục tiêu của Grab trở nên rõ ràng hơn nhưng cũng sẽ phải đối mặt với một trong số những đối thủ khác như Go-Jek của Indonesia được hỗ trợ bởi Google và Tencent. Gã khổng lồ này vừa xác nhận kế hoạch mở rộng sang 4 thị trường mới tại Đông Nam Á, đồng thời bỏ ra 500 triệu USD nhằm tiếp cận các đối tác và tạo ra các nhóm kiểm soát doanh nghiệp ở các quốc gia mới này.
Thay vì đứng yên nhìn Go-Jek “lộng hành”, Grab cũng báo cáo đang gây quỹ tài trợ 1 tỷ USD và tăng định giá của mình lên tới 10 tỷ USD, theo tờ Wall Street Journal. Trước đó định giá của Grab chỉ mới ở mức 6 tỷ USD, sau khi nhận được 2 tỷ USD huy động vốn từ SoftBank và Didi Chuxing của Trung Quốc vào tháng 7 năm ngoái.
Còn với Go-Jek gần đây đã huy động được khảng 1,5 tỷ USD từ danh sách một loạt các nhà đầu tư bao gồm Tencent, JD.com, Google, Allianz, Meituan và các quỹ có trụ sở tại Singapore như GIC và Temasek.