Trang chủ Tin Tức Ham hố chụp tên lửa phóng, combo máy ảnh hơn trăm triệu...

Ham hố chụp tên lửa phóng, combo máy ảnh hơn trăm triệu bị “nướng chín” trong vài nốt nhạc

651

Nhiếp ảnh gia Bill Ingalls của NASA mới đây đã tung ra một bức ảnh đủ để khiến bất kỳ đồng sự nào cũng cảm thấy đau nhói, nhất là trong giới nhiếp ảnh với nhau. Quả thực sức nóng trong bức ảnh rất cao, cao đến nỗi… làm chảy hết cả bộ camera luôn thế này cơ mà:

Bức ảnh khiến nhiều người phải giật mình.

Đây là “thành quả” mà Ingalls thu về sau dịp phóng tên lửa của SpaceX vào vài ngày vừa qua. Để đảm bảo an toàn, Ingalls đã cài máy ảnh ở điểm chụp cố định có thể điều khiển từ xa, hướng vào phía tên lửa để ghi lại những khoảnh khắc khi nó phóng lên. Tuy vậy, có vẻ như sức nóng bức xạ ra đã vượt qua dự tính, lớn đến mức làm tan chảy gần như toàn bộ phần rìa ống kính trước và bề mặt quanh thân máy ảnh.Nếu đó là một combo máy ảnh bình thường thì không nói làm gì, nhưng để chụp được những bức ảnh sắc nét cho NASA làm tư liệu ở bối cảnh này thì cũng dễ hiểu khi tổng giá trị của bộ máy lên đến hơn 100 triệu đồng – khoảng 80 triệu cho thân máy Canon 5DS và hơn 20 triệu cho chiếc ống kính lắp thêm. Được biết, với dấu hiệu là viền đỏ quanh ống kính, đây là hàng thuộc phân khúc L (Luxury) cao cấp nhất của Canon.Dĩ nhiên là trước khi bị “nướng”, chiếc máy ảnh vẫn kịp chụp được những bức hình, và thẻ nhớ thì được lắp sâu ở trong nên không bị làm sao.

Ban đầu thì chụp được 1 pô “chất” thế này đây.

Nhưng rồi cơn ác mộng ập đến.

Cách đây vài tháng, nhiếp ảnh gia John Kraus cũng gặp sự cố tương tự khi đặt máy ảnh của mình chỉ cách có 100m – quá gần so với tên lửa định chụp. Dù không bị nóng chảy nhưng gió bụi bay đến đập vào camera cũng quá đủ để khiến anh xót cả tuần trời. So sánh với chiếc camera nóng chảy của Ingalls, Kraus cũng đã lên Twitter và bình luận rằng chưa bao giờ hình dung được có chiếc máy ảnh nào lại gặp hạn nặng như thế.

Hình ảnh khi Kraus mới lấy camera về.

Còn đây là sau khi lau dọn. Chấm nhỏ trên mặt là vết xước hằn sâu lên mặt kính chứ không phải bụi nữa đâu.

Trường hợp của Ingalls vừa xong thì khác, anh đã chủ động đặt máy ảnh cách tận hơn 400m so với điểm phóng, nhưng luồng lửa lan ra vẫn quá lớn. Có lẽ những bức ảnh mà Ingalls vừa chụp nếu được bán ra sẽ bị đội giá cao ngất trời luôn mất, để bù lại thiệt hại đầu tư chụp bộ ảnh này đó thôi.