Anh em có nhớ
cách đây không lâu Google tuyên bố sẽ quay trở lại thị trường Trung Quốc với dịch vụ tìm kiếm được tùy biến lại,
kiểm duyệt thông tin phù hợp với quy định của nước này? Các nhân viên của
Google đã phản đối quyết định của công ty, cùng nhau ký vào một thỉnh nguyện đơn yêu cầu ban lãnh đạo phải minh bạch hóa mọi thứ, đồng thời nhận thức đúng hơn về tính đạo đức của quyết định này. Nguồn tin từ New York Times cho biết hiện đã có xấp xỉ 1000 nhân viên Google ký vào lá đơn nói trên.
Trong bức thư có đoạn: “Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu thêm sự minh bạch, một cuộc họp nghiêm chỉnh và những cam kết với quy trình rõ ràng, cởi mở, nhân viên của Google cần biết được những gì chúng tôi đang phát triển.” Đồng thời bức thư cũng yêu cầu công ty để nhân viên tham gia vào việc đánh giá khía cạnh đạo đức của các dự án được cho là gây tranh cãi.
Đặc biệt, bức thư nhấn mạnh rằng việc Google đồng ý luật kiểm duyệt của Trung Quốc “đã dấy lên các vấn đề về đạo đức và khẩn cấp”, trong khi đó các nhân viên của Google vẫn không có những thông tin đầy đủ nhằm “đưa ra quyết định mang tính đạo đức về công việc cũng như các dự án mà họ đang làm.”
Trong email có đính kèm lá đơn, 2 nhân viên Google nói rằng “việc kêu gọi các cá nhân chống lại dự án này không phải là biện pháp duy nhất để ngăn chặn các dự án phi đạo đức.” Và gần như mọi chỉ trích của bức thư đều hướng tới dự án mang mã hiệu
Dragonfly vốn vẫn được hãng bí mật phát triển và các nhân viên là cho dự án này không được tiết lộ nó cho các nhân viên khác.
Và đây không phải là lần đầu tiên các nhân viên Google cùng nhau chống lại các quyết định của công ty. Còn nhớ hồi đầu năm, hàng ngàn nhân viên đã ký vào đơn yêu cầu Google từ bỏ chương trình trí thông minh nhân tạo cho quân đội Mỹ. Một số người thậm chí còn xin nghỉ việc để phản đối và cuối cùng, Google phải nhượng bộ bằng cách tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng với quân đội, đồng thời đưa ra một chính sách đạo đức trong việc sử dụng các công cụ AI của họ.
Trước làn sóng phản đối nay, CEO
Sundar Pichai nói với các nhân viên rằng bộ máy tìm kiếm cho Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn rất sơ khai và chỉ là một dự án thăm dò. “Chúng ta sẽ không phát hành một sản phẩm tìm kiếm nào tại Trung Quốc. Và bất kể chúng ta có thể làm gì hoặc sẽ làm gì cho tới hiện tại là đều không rõ ràng.”
cách đây không lâu Google tuyên bố sẽ quay trở lại thị trường Trung Quốc với dịch vụ tìm kiếm được tùy biến lại,
kiểm duyệt thông tin phù hợp với quy định của nước này? Các nhân viên của
Google đã phản đối quyết định của công ty, cùng nhau ký vào một thỉnh nguyện đơn yêu cầu ban lãnh đạo phải minh bạch hóa mọi thứ, đồng thời nhận thức đúng hơn về tính đạo đức của quyết định này. Nguồn tin từ New York Times cho biết hiện đã có xấp xỉ 1000 nhân viên Google ký vào lá đơn nói trên.
Trong bức thư có đoạn: “Chúng tôi khẩn thiết yêu cầu thêm sự minh bạch, một cuộc họp nghiêm chỉnh và những cam kết với quy trình rõ ràng, cởi mở, nhân viên của Google cần biết được những gì chúng tôi đang phát triển.” Đồng thời bức thư cũng yêu cầu công ty để nhân viên tham gia vào việc đánh giá khía cạnh đạo đức của các dự án được cho là gây tranh cãi.
Đặc biệt, bức thư nhấn mạnh rằng việc Google đồng ý luật kiểm duyệt của Trung Quốc “đã dấy lên các vấn đề về đạo đức và khẩn cấp”, trong khi đó các nhân viên của Google vẫn không có những thông tin đầy đủ nhằm “đưa ra quyết định mang tính đạo đức về công việc cũng như các dự án mà họ đang làm.”
Trong email có đính kèm lá đơn, 2 nhân viên Google nói rằng “việc kêu gọi các cá nhân chống lại dự án này không phải là biện pháp duy nhất để ngăn chặn các dự án phi đạo đức.” Và gần như mọi chỉ trích của bức thư đều hướng tới dự án mang mã hiệu
Dragonfly vốn vẫn được hãng bí mật phát triển và các nhân viên là cho dự án này không được tiết lộ nó cho các nhân viên khác.
Và đây không phải là lần đầu tiên các nhân viên Google cùng nhau chống lại các quyết định của công ty. Còn nhớ hồi đầu năm, hàng ngàn nhân viên đã ký vào đơn yêu cầu Google từ bỏ chương trình trí thông minh nhân tạo cho quân đội Mỹ. Một số người thậm chí còn xin nghỉ việc để phản đối và cuối cùng, Google phải nhượng bộ bằng cách tuyên bố sẽ không gia hạn hợp đồng với quân đội, đồng thời đưa ra một chính sách đạo đức trong việc sử dụng các công cụ AI của họ.
Trước làn sóng phản đối nay, CEO
Sundar Pichai nói với các nhân viên rằng bộ máy tìm kiếm cho Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn rất sơ khai và chỉ là một dự án thăm dò. “Chúng ta sẽ không phát hành một sản phẩm tìm kiếm nào tại Trung Quốc. Và bất kể chúng ta có thể làm gì hoặc sẽ làm gì cho tới hiện tại là đều không rõ ràng.”