Trang chủ Tin Tức Hành trình biến Apple thành công ty 1.000 tỷ USD

Hành trình biến Apple thành công ty 1.000 tỷ USD

817
Hành trình biến Apple thành công ty 1.000 tỷ USD | Tin Mới 24h news:1:12:2ec32426c5eefddc4e4e01f2e8845827
https://tinmoi24.vn/hanh-trinh-bien-apple-thanh-cong-ty-1000-ty-usd/news-1-12-2ec32426c5eefddc4e4e01f2e8845827

Công nghệ
VnExpress

Nhà sản xuất iPhone vừa là công ty công nghệ đầu tiên và duy nhất của Mỹ đạt được trị giá 1.000 tỷ USD.

Biểu tượng đầu tiên của Apple khá rắc rối, đối lập phong cách thiết kế tối giản mà nhiều người quen thuộc ngày nay. Hình ảnh ở trung tâm biểu tượng là cảnh mô tả nhà vật lý học nổi tiếng Issac Newton đang ngồi dưới gốc cây táo. Biểu tượng này chỉ tồn tại một năm, sau đó logo quả táo cắn dở đã được tạo ra thay thế vào 1977 rồi được duy trì cho tới tận ngày nay. Người tạo ra logo đầu tiên của Apple là Ronald Wayne, từng được coi là người sáng lập Apple cùng với Steve Jobs và Steve Wozniak. Nhưng vì chỉ sau 12 ngày, ông đã bán lại hết 10% cổ phần của mình cho Wozniak với giá 800 USD nên đã bị Steve Jobs bỏ khỏi danh sách đồng sáng lập Apple. Số % cổ phần Apple của Ronald Wayne tính đến ngày nay tương đương với 100 tỷ USD, gấp 125 triệu lần số tiền mà ông thu lại hơn 40 năm trước.
Năm 1977 đánh dấu sự xuất hiện của mẫu máy tính Apple II, sản phẩm tạo ra tiếng vang và thành công về thương mại cho Apple chỉ một năm sau khi thành lập. Tới 1978, Apple có văn phòng hoạt động chính thức đầu tiên, nơi để sản xuất ra máy tính Apple II thay vì trong garage và nhà bếp như trước. Mark Markula (thứ hai từ trái sang) được coi là nhân viên chính thức thứ ba của Apple sau Steve Jobs và Steve Wozniak, với khoản đầu tư khổng lồ khi đó vào công ty, 250.000 USD.
1983, John Sculley, CEO trẻ tuổi nhất trong lịch sử Pepsi, được chính Steve Jobs mời về để điều hành công ty máy tính của mình. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm Apple bắt đầu gặp những thử thách lớn trong lĩnh vực máy tính. Apple III, sản phẩm tập trung vào mảng doanh nghiệp, không cạnh tranh được với đối thủ IBM. Lisa, mẫu máy tính được Steve Jobs đặt nhiều tham vọng, nhanh chóng thất bại do mức giá quá cao, khó tiếp cận nhu cầu của người sử dụng khi đó. Sau đó, nhà đồng sáng lập của Apple bị ban điều hành công ty ép rời bỏ một dự án máy tính khác có tên Macintosh.
Sau khi sa thải John Sculley năm 1993 và nhiều người thay thế khác không thành công, công ty có nguy cơ phá sản, Steve Jobs đã quay trở lại Apple bằng một vụ sáp nhập. Tháng 2/1997, Apple mua lại công ty máy tính Next với số tiền 429 triệu USD. Tới 4/7 cùng năm, Steve Jobs tái xuất với tư cách CEO tạm thời của Apple. Một loạt hành động sau đó của ông đã giúp Apple thoát khỏi khủng hoảng, như chiến dịch marketing với khẩu hiệu nổi tiếng Think Different. Steve Jobs cũng loại bỏ những sản phẩm thất bại thời kỳ trước như Newton MessagePad, tung ra sản phẩm mới ấn tượng như máy tính all-in-one iMac hay hệ điều hành Mac OS X… Ông còn là người giúp cho Apple có được khoản tiền đầu tư 150 triệu USD từ chính đối thủ Microsoft, đưa công ty thoát khỏi khó khăn tài chính khi đó.
Năm 2001, sau các dòng máy tính, Apple lần đầu trình làng máy nghe nhạc cầm tay iPod và tới 2007, iPhone ra đời. Dưới sự dẫn dắt của Steve Jobs khi quay trở lại, từ một công ty máy tính, Apple dần trở thành một công ty công nghệ đa lĩnh vực, vừa sản xuất phần cứng vừa phát triển phần mềm và cung cấp các dịch vụ kèm theo. Bắt đầu từ 2011, Tim Cook thay thế Steve Jobs trở thành CEO cho tới nay sau khi đồng sáng lập của Apple qua đời vì ung thư.
Dù Apple của Tim Cook được cho thiếu đi các sản phẩm đột phá, đây lại là thời kỳ mà giá trị công ty tăng trưởng nhanh và mạnh nhất. Riêng từ 2016 đến 2018, trị giá công ty đã tăng gần 400 tỷ USD. Tới 2/8/2018, Apple chính thức cán mốc giá trị 1.000 tỷ USD và trở thành công ty công nghệ đầu tiên làm được điều này. Tính từ khi IPO năm 1980, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 50.000%.