Ngay trước khi Apple thu hút đông đảo sự chú ý vào WWDC 2018, các hãng Android vẫn có cách của riêng mình để tỏa sáng. Chỉ trong vòng 10 ngày, OnePlus vén màn thế hệ đầu bảng thứ 6 (OnePlus 6), Xiaomi ra mắt tới 3 mẫu Mi 8 trong khi Vivo ra mắt chiếc X21, sản phẩm đầu tiên có cảm biến vân tay dưới màn hình.
3 chiếc smartphone Trung Quốc này có chia sẻ một số điểm chung, trong đó rõ rệt nhất là thiết kế “tai thỏ” với nguồn cảm hứng rõ rệt là iPhone X. Cấu hình mạnh mẽ của OnePlus, phần lưng “giả linh kiện” của Mi 8 EE hay cảm biến vân tay của X21 chắc chắn cũng đã được bàn tán rất nhiều.
Không còn “sát thủ”
Càng ngày các thương hiệu Trung Quốc càng vươn tay lên những mức giá xa rời truyền thống của mình.
Thế nhưng, nếu nhìn thật kỹ vào lịch sử phát triển của các hãng smartphone Trung Quốc, bạn sẽ nhận thấy điểm đáng chú ý nhất của 3 mẫu smartphone Trung Quốc mới ra mắt trong tuần qua không nằm ở cấu hình hay tính năng. Trái lại, đó là giá bán.
Nếu bạn còn nhớ về những chiếc Mi luôn sở hữu Snapdragon mạnh nhất ở khung giá dưới 400 USD, Mi 8 có lẽ sẽ khiến bạn thất vọng: bản “thường” có giá ~420 USD, bản Explorer Edition có giá ~580 USD và chỉ bản SE (dùng chip Snapdragon 710) có giá dưới 300 USD. OnePlus 6 cũng đã gần như rũ bỏ những ký ức về thế hệ đầu tiên khi ra mắt ở mức giá lên tới 530 USD.
Vẫn học theo Apple, nhưng không còn cách xa Apple về giá.
Cách đây nhiều năm, OnePlus và Xiaomi từng là đại diện cho trào lưu “sát thủ đầu bảng”, tức là đem cấu hình đầu bảng vào những chiếc điện thoại có mức giá thậm chí còn chưa đến cận cao cấp. Với khung giá mới, có thể nhận ra chiến lược này đã hoàn toàn chấm dứt. OnePlus và Xiaomi hiện giờ đã thuộc về phân khúc cận cao cấp và cũng đã tiến rất gần tới khung giá 650 USD trước đây của iPhone hay Galaxy S/Note.
Chỉ vì vân tay
Vivo X21 cũng là câu chuyện đáng nói. Không phá giá cấu hình, điện thoại của Vivo (hay OPPO) đốt tiền của cha đẻ BKK Electronics vào các chiến dịch quảng cáo công phu và cả tiền chiết khấu cho một mạng lưới phân phối dày đặc. Chìa khóa thành công của OPPO và Vivo từng nằm ở khả năng chạm tay tới các vùng nông thôn Trung Quốc, nơi người dùng chưa có hiểu biết sâu về kỹ thuật và cũng ít mua hàng online.
Với X21, bạn có thể thấy bóng dáng cũ vẫn còn: vẫn là cấu hình làng nhàng tầm trung, vẫn là những lời khoe “ảo diệu” về camera và vẫn là thói quen “học hỏi” từ Apple. Điểm khác biệt duy nhất là tính năng cảm biến vân tay dưới màn hình. Rõ ràng là với Vivo, chỉ sự khác biệt đó vẫn là đủ để hãng này vươn tới khung giá 540 USD.
Vivo và OPPO đã bắt đầu tìm đến những yếu tố khác lạ để nâng giá bán sản phẩm.
Không mấy bất ngờ, nếu như Vivo đã tiến lên cận cao cấp thì OPPO sẽ không đứng ngoài. Vài tuần nữa, Find X sẽ ra mắt với mức giá vào khoảng 600 USD. Trong một thị trường tràn ngập tai thỏ và những con chip Snapdragon của Qualcomm, điểm nhấn của Find X sẽ là bộ camera 3D mặt trước – giống như Apple và Xiaomi. Và đó sẽ là sự khác biệt có giá 200 USD, bởi trước đến nay mức giá cao nhất của OPPO chỉ đến khoảng 400 USD là cùng.
Buộc phải tiến lên
Mức giá của 3 chiếc smartphone cận cao cấp từ Xiaomi hay 3 anh em OPPO/Vivo/OnePlus chỉ có thể mang một ý nghĩa duy nhất: các hãng Trung Quốc từng nỗ lực hết sức để gắn bó với phân khúc giá rẻ nay đã không còn quyết tâm… đốt tiền nữa. Đó cũng là một quyết định hợp lý, bởi thị trường smartphone toàn cầu đã không còn tăng trưởng, thị trường Trung Quốc thậm chí còn suy giảm mạnh.
Trong quý trước, con số sụt giảm tại Trung Quốc lên tới 34%. Báo cáo tài chính của Xiaomi ghi nhận lỗ, còn BKK Electronics chỉ hé lộ duy nhất là OPPO lỗ nặng tại Ấn Độ, vốn vẫn đang là chiến trường tiềm năng. Nhìn chung, cuộc chiến đã trở nên khốc liệt đến mức tột cùng.
Ít ngày nữa thôi, Vivo sẽ chạm tay vào đẳng cấp của Apple.
Một cuộc chiến khốc liệt đòi hỏi một tư duy chiến lược mới: phải ngừng tranh đấu bằng giá. Trong cuộc chiến này, các tên tuổi Trung Quốc sẽ không chỉ dừng ở khung giá 500-600 USD: vài tuần nữa, ý tưởng smartphone “toàn màn hình” Apex sẽ được Vivo hiện thực hóa thành một chiếc smartphone có giá bán… 1100 USD, cao hơn cả giá khởi điểm của iPhone X!
Khi ra mắt, NEX sẽ là cột mốc đánh dấu một kỷ nguyên mới của smartphone Trung Quốc, nơi “giá rẻ” bắt đầu trở thành một ý niệm xa xôi. Nhưng quá trình thay đổi của Xiaomi hay OPPO/Vivo/OnePlus không diễn ra trong vòng 1 ngày (hay trong 1 thế hệ đầu bảng). Từ 2016, “Hạt Gạo Nhỏ” đã có Mi Mix với sức hút chính nằm ở lớp vỏ gốm thay vì cấu hình và khung giá. OnePlus đã liên tục nâng giá từng đời sản phẩm, đã khai tử các mẫu giá “mềm” dòng X và T.
Dĩ nhiên, chúng ta cũng chẳng thể quên Huawei. Nhưng “Hoa Vỹ” thực chất lại là tên tuổi Trung Quốc đầu tiên dám tranh đấu sòng phẳng với Apple và Samsung bằng các mẫu Mate hay P cao cấp. Chính Huawei mới là tên tuổi đầu tiên từ Trung Quốc dám tự thiết kế chip hay tự tung ra các đột phá phần cứng (camera kép) với tham vọng lên tầm cao.
Cuộc chiến cao cấp do Huawei khởi xướng ngày nào nay đã được các đồng hương Trung Quốc tích cực tham gia.
Dù là với những hướng đi, những triết lý sản phẩm khác nhau, bài toán đặt ra với smartphone Trung Quốc hiện tại vẫn chỉ có một: phải thoát ra khỏi gọng kìm giá rẻ. Bao lâu nay họ đã dùng tiền mua thị phần, dùng tiền đưa tên gọi của mình vào tim người tiêu dùng. Nhưng tiền đốt có lẽ đã sắp hết, phá giá cấu hình hay mua chuộc mạng lưới bán lẻ đã trở thành mánh lới của ngày hôm qua – hút người dùng vào ấn tượng mới là cách bền vững để sống sót.
3 chiếc smartphone Trung Quốc này có chia sẻ một số điểm chung, trong đó rõ rệt nhất là thiết kế “tai thỏ” với nguồn cảm hứng rõ rệt là iPhone X. Cấu hình mạnh mẽ của OnePlus, phần lưng “giả linh kiện” của Mi 8 EE hay cảm biến vân tay của X21 chắc chắn cũng đã được bàn tán rất nhiều.
Không còn “sát thủ”
Thế nhưng, nếu nhìn thật kỹ vào lịch sử phát triển của các hãng smartphone Trung Quốc, bạn sẽ nhận thấy điểm đáng chú ý nhất của 3 mẫu smartphone Trung Quốc mới ra mắt trong tuần qua không nằm ở cấu hình hay tính năng. Trái lại, đó là giá bán.
Nếu bạn còn nhớ về những chiếc Mi luôn sở hữu Snapdragon mạnh nhất ở khung giá dưới 400 USD, Mi 8 có lẽ sẽ khiến bạn thất vọng: bản “thường” có giá ~420 USD, bản Explorer Edition có giá ~580 USD và chỉ bản SE (dùng chip Snapdragon 710) có giá dưới 300 USD. OnePlus 6 cũng đã gần như rũ bỏ những ký ức về thế hệ đầu tiên khi ra mắt ở mức giá lên tới 530 USD.
Cách đây nhiều năm, OnePlus và Xiaomi từng là đại diện cho trào lưu “sát thủ đầu bảng”, tức là đem cấu hình đầu bảng vào những chiếc điện thoại có mức giá thậm chí còn chưa đến cận cao cấp. Với khung giá mới, có thể nhận ra chiến lược này đã hoàn toàn chấm dứt. OnePlus và Xiaomi hiện giờ đã thuộc về phân khúc cận cao cấp và cũng đã tiến rất gần tới khung giá 650 USD trước đây của iPhone hay Galaxy S/Note.
Chỉ vì vân tay
Vivo X21 cũng là câu chuyện đáng nói. Không phá giá cấu hình, điện thoại của Vivo (hay OPPO) đốt tiền của cha đẻ BKK Electronics vào các chiến dịch quảng cáo công phu và cả tiền chiết khấu cho một mạng lưới phân phối dày đặc. Chìa khóa thành công của OPPO và Vivo từng nằm ở khả năng chạm tay tới các vùng nông thôn Trung Quốc, nơi người dùng chưa có hiểu biết sâu về kỹ thuật và cũng ít mua hàng online.
Với X21, bạn có thể thấy bóng dáng cũ vẫn còn: vẫn là cấu hình làng nhàng tầm trung, vẫn là những lời khoe “ảo diệu” về camera và vẫn là thói quen “học hỏi” từ Apple. Điểm khác biệt duy nhất là tính năng cảm biến vân tay dưới màn hình. Rõ ràng là với Vivo, chỉ sự khác biệt đó vẫn là đủ để hãng này vươn tới khung giá 540 USD.
Không mấy bất ngờ, nếu như Vivo đã tiến lên cận cao cấp thì OPPO sẽ không đứng ngoài. Vài tuần nữa, Find X sẽ ra mắt với mức giá vào khoảng 600 USD. Trong một thị trường tràn ngập tai thỏ và những con chip Snapdragon của Qualcomm, điểm nhấn của Find X sẽ là bộ camera 3D mặt trước – giống như Apple và Xiaomi. Và đó sẽ là sự khác biệt có giá 200 USD, bởi trước đến nay mức giá cao nhất của OPPO chỉ đến khoảng 400 USD là cùng.
Buộc phải tiến lên
Mức giá của 3 chiếc smartphone cận cao cấp từ Xiaomi hay 3 anh em OPPO/Vivo/OnePlus chỉ có thể mang một ý nghĩa duy nhất: các hãng Trung Quốc từng nỗ lực hết sức để gắn bó với phân khúc giá rẻ nay đã không còn quyết tâm… đốt tiền nữa. Đó cũng là một quyết định hợp lý, bởi thị trường smartphone toàn cầu đã không còn tăng trưởng, thị trường Trung Quốc thậm chí còn suy giảm mạnh.
Trong quý trước, con số sụt giảm tại Trung Quốc lên tới 34%. Báo cáo tài chính của Xiaomi ghi nhận lỗ, còn BKK Electronics chỉ hé lộ duy nhất là OPPO lỗ nặng tại Ấn Độ, vốn vẫn đang là chiến trường tiềm năng. Nhìn chung, cuộc chiến đã trở nên khốc liệt đến mức tột cùng.
Một cuộc chiến khốc liệt đòi hỏi một tư duy chiến lược mới: phải ngừng tranh đấu bằng giá. Trong cuộc chiến này, các tên tuổi Trung Quốc sẽ không chỉ dừng ở khung giá 500-600 USD: vài tuần nữa, ý tưởng smartphone “toàn màn hình” Apex sẽ được Vivo hiện thực hóa thành một chiếc smartphone có giá bán… 1100 USD, cao hơn cả giá khởi điểm của iPhone X!
Khi ra mắt, NEX sẽ là cột mốc đánh dấu một kỷ nguyên mới của smartphone Trung Quốc, nơi “giá rẻ” bắt đầu trở thành một ý niệm xa xôi. Nhưng quá trình thay đổi của Xiaomi hay OPPO/Vivo/OnePlus không diễn ra trong vòng 1 ngày (hay trong 1 thế hệ đầu bảng). Từ 2016, “Hạt Gạo Nhỏ” đã có Mi Mix với sức hút chính nằm ở lớp vỏ gốm thay vì cấu hình và khung giá. OnePlus đã liên tục nâng giá từng đời sản phẩm, đã khai tử các mẫu giá “mềm” dòng X và T.
Dĩ nhiên, chúng ta cũng chẳng thể quên Huawei. Nhưng “Hoa Vỹ” thực chất lại là tên tuổi Trung Quốc đầu tiên dám tranh đấu sòng phẳng với Apple và Samsung bằng các mẫu Mate hay P cao cấp. Chính Huawei mới là tên tuổi đầu tiên từ Trung Quốc dám tự thiết kế chip hay tự tung ra các đột phá phần cứng (camera kép) với tham vọng lên tầm cao.
Dù là với những hướng đi, những triết lý sản phẩm khác nhau, bài toán đặt ra với smartphone Trung Quốc hiện tại vẫn chỉ có một: phải thoát ra khỏi gọng kìm giá rẻ. Bao lâu nay họ đã dùng tiền mua thị phần, dùng tiền đưa tên gọi của mình vào tim người tiêu dùng. Nhưng tiền đốt có lẽ đã sắp hết, phá giá cấu hình hay mua chuộc mạng lưới bán lẻ đã trở thành mánh lới của ngày hôm qua – hút người dùng vào ấn tượng mới là cách bền vững để sống sót.