Kể từ khi tạo lập cú sốc cho thị trường bằng 2 chiếc iPhone 6 và iPhone 6 Plus, cổ phiếu của Apple đã đi qua những giai đoạn “giảm rồi tăng… nhiều hơn” hết sức lạ kỳ. Cuối cùng, với thành công vang dội của iPhone X – chiếc smartphone bán chạy nhất thế giới trong vòng 3 quý liên tiếp, Apple đã chính thức cán mốc 1 nghìn tỷ USD giá trị thị trường vào ngày 2/8 (giờ Mỹ).
Tiếc cho Tim Cook rằng danh hiệu “công ty nghìn tỷ đô đầu tiên” đã không thuộc về Apple. 11 năm trước, danh hiệu này thuộc về một công ty Trung Quốc.
Công ty nghìn tỷ đầu tiên
Trước suy thoái kinh tế toàn cầu, PetroChina đã trở thành công ty đầu tiên cán mốc nghìn tỷ đô.
Ngày 5/11 năm 2007, PetroChina mở cửa giao dịch (IPO) trên sàn chứng khoán Thượng Hải. Giá dầu thô lúc này là 140 USD một thùng.
Chỉ trong ngày đầu mở cửa, giá cổ phiếu bán ra tại Thượng Hải đã tăng gần 3 lần. Ngay sau sự kiện lịch sử này, cổ phiếu của Petrochina trên sàn chứng khoán HongKong cũng tăng mạnh. PetroChina đã IPO tại HongKong từ năm 2000, tức chỉ khoảng 1 năm sau khi thành lập.
Giá cổ phiếu tăng mạnh tại cả Thượng Hải và HongKong đã giúp trị giá thị trường của PetroChina bùng nổ và cán mốc 1,1 nghìn tỷ đô trong năm 2007. Đây là cột mốc mà Apple chưa thể nghĩ tới trong tương lai gần, ít nhất là trước khi ra mắt iPhone X mới.
Suy thoái 2008 – 2009 đã khiến nền kinh tế toàn cầu điêu đứng.
Thế rồi cuộc Đại Suy Thoái diễn ra trên toàn cầu. Ngành dầu mỏ chịu ảnh hưởng nặng nề, và chỉ trong vòng 1 năm, đến cuối 2008, trị giá thị trường của PetroChina đã giảm chỉ còn 260 tỷ USD.
Apple có nên nỗi?
Do Apple thuộc về một lĩnh vực kinh doanh khá khác biệt với PetroChina, câu chuyện buồn của công ty dầu mỏ này không để lại nhiều bài học cho Apple. Nhưng, nguyên tắc nói chung của thị trường cổ phiếu vẫn bất di bất dịch: giá cổ phiếu, và trị giá của mỗi công ty, đều phụ thuộc vào kỳ vọng (hay thất vọng) của thị trường.
Sở dĩ PetroChina chứng kiến khoản sụt giảm lớn là bởi các nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng quá cao (và có phần vô lý) vào tiềm năng kinh doanh của công ty này năm đó. Khi Cuộc Khủng hoảng Kinh tế 2008 diễn ra, kỳ vọng trở thành thất vọng. Hiện tại, khi giá dầu chỉ còn khoảng 70 USD một thùng, trị giá của PetroChina “chỉ” là 205 tỷ USD (ước tính của CNN).
May mắn là Apple vẫn sống nhờ một mặt hàng có nhu cầu khá ổn định…
Với Apple (hay bất cứ công ty nào khác), con số nghìn tỷ vẫn thể hiện kỳ vọng rất lớn từ giới đầu tư. Song, may mắn cho Tim Cook, kỳ vọng dành cho Apple đến từ một mặt hàng ít biến động hơn dầu khí: smartphone. Nếu như thị trường dầu mỏ luôn biến động không ngừng, doanh số smartphone lại đã ổn định ở mức 1 tỷ chiếc mỗi năm. Người dùng đã được các hãng “tạo nhịp” mua mới smartphone từ 2 – 3 năm, khung giá smartphone thậm chí càng ngày càng tăng.
Thực tế, cuộc suy thoái 2008 đã không thể ngăn cản Apple (và Google, Samsung) thực hiện cuộc cách mạng smartphone. Bất chấp nền kinh tế ngày một ảm đạm, bất chấp cả Khủng hoảng nhà ở tại Mỹ (nặng nề nhất vào 2010), doanh số smartphone vẫn gia tăng từng năm.
Đến nay, cho dù thị trường đã bão hòa, smartphone vẫn là loại thiết bị số hấp dẫn nhất, thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Không một thiết bị nào khác có thể thu hút đến doanh số 1 tỷ chiếc mỗi năm như smartphone.
Và Apple vẫn duy trì đà bán iPhone ổn định dù thị trường đang bão hòa, dù iPhone X có khởi điểm ở mức giá nghìn đô, những chiếc smartphone mác Táo vẫn bán chạy. Apple chưa có bất cứ lý do gì để lo lắng về một kịch bản như PetroChina.
Apple chỉ có thể suy thoái theo cách của Nokia chứ không phải là PetroChina.
Song, thị trường công nghệ vẫn luôn luôn biến động từng ngày. 10 năm trước, sẽ không có một ai tin rằng Apple lại có thể xóa sổ Nokia, BlackBerry và Motorola khỏi bản đồ di động. Smartphone có thể là “vua” của cuộc sống số, nhưng nếu một ngày smartphone bị… về vườn, câu chuyện nghìn tỷ của Apple sẽ không có một kết thúc có hậu như hiện nay.
Tiếc cho Tim Cook rằng danh hiệu “công ty nghìn tỷ đô đầu tiên” đã không thuộc về Apple. 11 năm trước, danh hiệu này thuộc về một công ty Trung Quốc.
Công ty nghìn tỷ đầu tiên
Ngày 5/11 năm 2007, PetroChina mở cửa giao dịch (IPO) trên sàn chứng khoán Thượng Hải. Giá dầu thô lúc này là 140 USD một thùng.
Chỉ trong ngày đầu mở cửa, giá cổ phiếu bán ra tại Thượng Hải đã tăng gần 3 lần. Ngay sau sự kiện lịch sử này, cổ phiếu của Petrochina trên sàn chứng khoán HongKong cũng tăng mạnh. PetroChina đã IPO tại HongKong từ năm 2000, tức chỉ khoảng 1 năm sau khi thành lập.
Giá cổ phiếu tăng mạnh tại cả Thượng Hải và HongKong đã giúp trị giá thị trường của PetroChina bùng nổ và cán mốc 1,1 nghìn tỷ đô trong năm 2007. Đây là cột mốc mà Apple chưa thể nghĩ tới trong tương lai gần, ít nhất là trước khi ra mắt iPhone X mới.
Thế rồi cuộc Đại Suy Thoái diễn ra trên toàn cầu. Ngành dầu mỏ chịu ảnh hưởng nặng nề, và chỉ trong vòng 1 năm, đến cuối 2008, trị giá thị trường của PetroChina đã giảm chỉ còn 260 tỷ USD.
Apple có nên nỗi?
Do Apple thuộc về một lĩnh vực kinh doanh khá khác biệt với PetroChina, câu chuyện buồn của công ty dầu mỏ này không để lại nhiều bài học cho Apple. Nhưng, nguyên tắc nói chung của thị trường cổ phiếu vẫn bất di bất dịch: giá cổ phiếu, và trị giá của mỗi công ty, đều phụ thuộc vào kỳ vọng (hay thất vọng) của thị trường.
Sở dĩ PetroChina chứng kiến khoản sụt giảm lớn là bởi các nhà đầu tư đã đặt kỳ vọng quá cao (và có phần vô lý) vào tiềm năng kinh doanh của công ty này năm đó. Khi Cuộc Khủng hoảng Kinh tế 2008 diễn ra, kỳ vọng trở thành thất vọng. Hiện tại, khi giá dầu chỉ còn khoảng 70 USD một thùng, trị giá của PetroChina “chỉ” là 205 tỷ USD (ước tính của CNN).
Với Apple (hay bất cứ công ty nào khác), con số nghìn tỷ vẫn thể hiện kỳ vọng rất lớn từ giới đầu tư. Song, may mắn cho Tim Cook, kỳ vọng dành cho Apple đến từ một mặt hàng ít biến động hơn dầu khí: smartphone. Nếu như thị trường dầu mỏ luôn biến động không ngừng, doanh số smartphone lại đã ổn định ở mức 1 tỷ chiếc mỗi năm. Người dùng đã được các hãng “tạo nhịp” mua mới smartphone từ 2 – 3 năm, khung giá smartphone thậm chí càng ngày càng tăng.
Thực tế, cuộc suy thoái 2008 đã không thể ngăn cản Apple (và Google, Samsung) thực hiện cuộc cách mạng smartphone. Bất chấp nền kinh tế ngày một ảm đạm, bất chấp cả Khủng hoảng nhà ở tại Mỹ (nặng nề nhất vào 2010), doanh số smartphone vẫn gia tăng từng năm.
Đến nay, cho dù thị trường đã bão hòa, smartphone vẫn là loại thiết bị số hấp dẫn nhất, thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Không một thiết bị nào khác có thể thu hút đến doanh số 1 tỷ chiếc mỗi năm như smartphone.
Và Apple vẫn duy trì đà bán iPhone ổn định dù thị trường đang bão hòa, dù iPhone X có khởi điểm ở mức giá nghìn đô, những chiếc smartphone mác Táo vẫn bán chạy. Apple chưa có bất cứ lý do gì để lo lắng về một kịch bản như PetroChina.
Song, thị trường công nghệ vẫn luôn luôn biến động từng ngày. 10 năm trước, sẽ không có một ai tin rằng Apple lại có thể xóa sổ Nokia, BlackBerry và Motorola khỏi bản đồ di động. Smartphone có thể là “vua” của cuộc sống số, nhưng nếu một ngày smartphone bị… về vườn, câu chuyện nghìn tỷ của Apple sẽ không có một kết thúc có hậu như hiện nay.