Trang chủ Tin Tức Hơn 1/3 các tấn công lừa đảo nhắm vào mảng tài chính...

Hơn 1/3 các tấn công lừa đảo nhắm vào mảng tài chính trong quý II năm 2018

647
Trong quý II năm 2018, công nghệ anti-phishing (chống lừa đảo) của Kaspersky Lab đã ngăn chặn được hơn 107 triệu lượt truy cập vào các trang mạng lừa đảo, trong đó 35,7% các trang bị tấn công có liên quan đến các dịch vụ tài chính và nhắm đến người dùng dưới dạng các trang thanh toán hoặc giao dịch giả mạo.
Tỷ lệ tấn công lừa đảo: Tài chính (21,10%), các trang bán hàng trên mạng (8,17%), hệ thống thanh toán (6,43%).

Lĩnh vực ảnh hưởng kế tiếp là CNTT, với 13,83% vụ tấn công nhắm vào các công ty công nghệ cao, con số này thậm chí đã tăng thêm 12,28% theo báo cáo ‘Thư rác và lừa đảo Quý II 2018’ của Kaspersky Lab.
Các kết quả trên cho thấy người dùng cần đặc biệt quan tâm đến bảo mật khi lướt Internet để bảo vệ tài sản. Những cuộc tấn công nhắm vào khách hàng của các tổ chức tài chính như ngân hàng, hệ thống thanh toán và các giao dịch mua bán trực tuyến, là một xu hướng lâu dài đối với tội phạm mạng, các hành vi trộm cắp tiền bạc và cả dữ liệu cá nhân.
Bằng cách tạo ra các trang giả mạo ngân hàng, thanh toán hoặc các trang mạng mua sắm, kẻ xâm nhập có thể cướp thông tin nhạy cảm từ các nạn nhân như tên, mật khẩu, địa chỉ email, số điện thoại, số thẻ tín dụng và mã PIN mà họ không hề hay biết.
Giai đoạn quý II năm 2018 vừa qua đã gây hoang mang cho nhiều người sử dụng dịch vụ tài chính, với 21,1% các cuộc tấn công nhắm vào các ngân hàng, 8,17% vào các cửa hàng trực tuyến và 6,43% vào hệ thống thanh toán – chiếm hơn 1/3 tổng số các cuộc tấn công.

Brazil tiếp tục là nước chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số người dùng bị tấn công bởi những kẻ lừa đảo trong quý II năm 2018 (15,51%). Tiếp đến là Trung Quốc (14,44%), Georgia (14,4%), Kirghizstan (13,6%) và Nga (13,27%).
Tỷ lệ các loại hình tấn công lừa đảo tài chính trong quý II năm 2018 được phát hiện bởi Kaspersky Lab
Điểm thú vị là đặc thù của gần 60.000 lượt truy cập web lừa đảo từ tháng 4 đến tháng 6 đều có liên quan đến các ví tiền và trao đổi bằng Cryptocurrency (Tiền mã hóa – một loại phương tiện trao đổi kỹ thuật số).
Ngoài các loại lừa đảo truyền thống trước đây như lấy cắp tài khoản và mật khẩu bí mật của nạn nhân, bọn tội phạm mạng tìm cách buộc họ phải chuyển các đồng tiền mã hóa một cách độc lập đến cho chúng.
“Việc các cuộc tấn công nhắm vào các tổ chức tài chính phản ánh thực tế là ngày càng có nhiều người sử dụng tiền điện tử. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có đủ nhận thức về các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, những kẻ xâm nhập đang tích cực tìm cách để đánh cắp thông tin nhạy cảm thông qua việc lừa đảo,” Nadezhda Demidova, nhà phân tích nội dung web tại Kaspersky Lab cho biết.