Trang chủ Tin Tức Khám phá thành trì sản xuất một nửa lượng iPhone toàn cầu...

Khám phá thành trì sản xuất một nửa lượng iPhone toàn cầu (Phần cuối)

811

Khám phá thành trì sản xuất một nửa lượng iPhone toàn cầu (Phần cuối) | Tin Mới 24h news:3:6:e460c96ee4255108156c6b803791ca61
http://www.tinmoi24.vn/kham-pha-thanh-tri-san-xuat-mot-nua-luong-iphone-toan-cau-phan-cuoi/news-3-6-e460c96ee4255108156c6b803791ca61

Công nghệ
24h


Mặc dù là thành trì iPhone nhưng nơi đây mọi người sinh hoạt với một cuộc sống đơn giản, như ở làng quê.

Sau giờ làm việc, mọi người thường ngồi tại một nhà hàng trong tổ hợp để ăn tối và uống bia với bạn bè. “Đó là một cuộc sống đơn giản. Đơn giản như ngôi làng” như lời của Chen, một công nhân 22 tuổi, đến từ một ngôi làng cách đó khoảng một tiếng đồng hồ nói với Business Insider.
Các công nhân ở đây rất nhiều người không phải là bạn bè trước đó nhưng do cùng làm trong một nhóm hoặc một line (dây chuyền) tại Foxconn nên quen nhau và vô tình trở thành… bạn nhậu theo thời gian.
Theo tiết lộ của Chen, anh từng làm tại bộ phận kiểm soát hàng tồn kho – nơi được đánh giá là công việc béo bở với lương mỗi tháng gần 18 triệu đồng, cao hơn nhiều so với mức gần 11 triệu đồng cho các công nhân tại dây chuyền lắp ráp, nơi các công nhân phải lặp đi lặp lại một việc trong từ 8 đến 10, hay thậm chí là 12 tiếng mỗi ngày.
Nhận xét về ý kiến của nhiều người than phiền vì làm quá giờ, Zhang không đồng tình vì cho rằng: “Nếu bạn muốn làm, làm đi. Nếu bạn không muốn, nghỉ đi. Đó là quyền tự do. Có nhiều việc khác mà”.
Chen, cũng như những người khác trong bàn nhậu, đã làm nhiều việc tại các nhà máy sản xuất smartphone khác của các hãng Trung Quốc như Oppo hay Xiaomi, tại các nhà máy điều hoà nhiệt độ, hay trong ngành xây dựng. Khi được hỏi làm việc ở Foxconn tốt hơn hay tệ hơn, Chen cho rằng “Điều kiện đều như nhau. Chỉ là làm để kiếm sống thôi”.
Ngoài các bàn nhậu thì nhiều người khác tại đây còn phục vụ những trò giải trí như bi-da, karaoke, chơi thể thao tại một tổ hợp căn hộ, hay chơi video game tại một trong nhiều quán cafe Internet.
Một phần lớn công nhân Foxconn được ưu tiên sống trong ký túc xá với hàng trăm công nhân. Đây là khu ký túc xá được chính quyền địa phương xây dựng với tổng giá trị khoảng 1 tỷ USD. Hiện công trình này vẫn đang trong quá trình xây dựng, chỉ gần một nửa hoàn thiện.
Mỗi phòng ký túc xá ở được 8 người với phí thuê hàng tháng là 25 USD, kèm internet 3 USD. Vì mọi người làm ca khác nhau nên hiếm nơi đây đông đúc. Những người ghét sống tại ký túc xá, hoặc có gia đình, có thể thuê một căn hộ một giường với giá 65 USD/tháng. Nhưng rất ít người làm điều này.
Hầu hết công nhân ăn sáng và tối tại các nhà hàng gần ký túc xá hay trước cổng nhà máy, còn ăn trưa trong căng-tin Foxconn. Các bữa ăn trong khuôn viên nhà máy rẻ hơn, khoảng 1 USD, trong khi thức ăn ở các quầy hay nhà hàng có giá 1,3 USD đến 3,15 USD tuỳ món.
Chen chẳng nghĩ nhiều về tình hình tài chính hay một tương lai tươi sáng hơn. Anh nói: “Cuộc sống ở quê rất đơn giản. Chúng tôi chưa từng thực sự nghĩ về tương lai. Chúng tôi chỉ chơi bắn bi thôi. Tôi không biết mình sẽ ở đây bao lâu. Một ngày nào đó có lẽ sẽ có cơ hội tốt hơn. Nếu có, tôi sẽ nắm lấy”.
Các công nhân Foxconn mô tả nhà máy của họ không tệ hơn các nhà máy khác ở Trung Quốc, và nhiều khi còn tốt hơn. Li, một nhân viên kiểm tra chất lượng trong dây chuyền sản xuất iPhone ở Trịnh Châu cho biết Foxconn ổn định hơn hầu hết các công ty khác tại Trung Quốc. Li nói: “Hầu hết các nhà máy ở Trung Quốc thường trì hoãn hoặc thậm chí không trả lương. Ở đây, tôi được đảm bảo có thêm tiền thưởng nhờ làm quá giờ” .
Hiện thực khắc nghiệt tại Foxconn cho thấy họ không phải là một kẻ bóc lột tệ hại như nhiều người Mỹ nghĩ, cũng chẳng phải là nơi lực lượng lao động được đối xử tốt như cách mà Apple và Foxconn tìm cách thể hiện.
Một công nhân khác tại bàn nhậu với Chen là Zhang cho biết: “Công việc này có rất nhiều tự do. Nếu bạn không thích, bạn rời đi. Nếu bạn muốn một kỳ nghỉ, bạn đi. Bạn chỉ không được trả lương mà thôi. Rất dễ để đi. Rất dễ để tìm việc khác”
Tuy nhiên, có nhiều báo cáo cho thấy cuộc sống ở nhà máy không phải hoa hồng. Các công nhân cho biết các nhà quản lý thường buộc nhân viên phải nhận tội khi họ mắc lỗi một cách công khai. Nếu ai đó gây rắc rối, nhà quản lý có thể buộc họ phải chuẩn bị một bài phát biểu xin lỗi để đọc trước các đồng nghiệp.
“Mức lương thấp, ngày làm việc thì dài, điều kiện khá tệ. Ngành công nghiệp này đào thải nhân công rất nhanh và tuyển dụng không ngừng. Với các nghề đòi hỏi kỹ năng thấp, lượng thực tập sinh và công nhân tạm thời cần thiết là rất lớn”, Keegan Elmer, một đại diện cho tổ chức phi chính phủ đóng tại Hồng Công China Labour Bulletin nói.
Theo Kiến Tường (Theo Business Insider) (Dân Việt)