Trong các nền văn hóa Đông Tây, và cả các nhà khoa học đều chỉ ra thời con người mất đi sự ước thúc bởi các giá trị đạo đức sẽ gây ra sự phá hủy nghiêm trọng môi trường sống, dẫn tới thiên tai, nhân họa xảy ra khắp nơi và cuối cùng là một tai nạn rất lớn dẫn đến hầu hết nhân loại bị hủy diệt.
“Thời mạt kiếp” trong văn hóa phương Đông
“Thời mạt kiếp”, hay “kiếp tận” là từ được sử dụng trong các kinh sách Phật giáo được dùng để chỉ thời kỳ cuối cùng của nhân loại. Thời này đạo đức con người trở nên bại hoại, sự xa rời tín ngưỡng chân chính vào Thần – Phật, khiến Thần – Phật không còn bảo hộ nhân loại, và các thảm họa mang tính hủy diệt nối tiếp nhau ập đến.
Trong “Phật thuyết pháp diệt tẫn kinh” có ghi lại lời tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni về những biến hóa dị thường xảy ra với nhân loại thời “mạt kiếp”:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Ảnh: trithucvn.net)
Trong sách còn ghi “Chúng sinh tạp loại, bất vấn hào tiện, một nịch phù phiêu, ngư miết thực đạm”.Nghĩa là chúng sinh sống tạp loạn cùng nhau, bất kể giàu sang hay nghèo hèn đều bị chìm trong nước chứ không nổi, làm mồi cho cá và rùa… Đây phải chăng là dự đoán về một nạn Đại hồng thủy đã từng nhấn chìm nhân loại 5000 năm trước?
“Đại thẩm phán” trong văn hóa phương Tây
Có một điểm chung là trong văn hóa phương Tây cũng đề cập đến thời mạt kiếp, tuy nhiên được gọi bằng một tên khác là “ngày tận thế”, ngày chấm dứt sự sống trên Trái Đất. Theo đó cứ sau một giai đoạn phát triển nhất định của nền văn minh nhân loại trên Trái Đất thì lại có một cuộc lọc sàng để phán xét sự phát triển của con người. Nhân loại chúng ta đã trải qua 2 lần “Đại Thẩm Phán” mà còn có những vết tích lưu lại.
Lần thứ nhất mà chúng ta biết là truyền thuyết về con tàu Noah và Đại hồng thủy. Trong truyền thuyết này, khi nhân loại đã trở nên coi trọng vật chất, xa dời các giá trị đạo đức, tội lỗi chồng chất. Đức Chúa Trời đã bảo Noah, một con người công chính, đóng một chiếc thuyền rất lớn, khi có nước lụt dâng cao thì đem tất cả gia đình lên, lương thực và các sinh vật mỗi loài một cặp. Sau đó Ngài tạo ra một trận Đại hồng thủy tiêu diệt hết nhân loại và sinh vật, chỉ còn lại gia đình ông Noah và các loài vật trên thuyền sống sót. Dấu tích về câu chuyện con tàu Noah và Đại hồng thủy không những được ghi lại trong nhiều sách cổ mà các nhà khoa học cũng đã xác nhận một xác tàu từ thời tiền sử mắc cạn trên đỉnh núi Ararat của Thổ Nhĩ Kỳ chính là xác của con tàu Noah.
>>Xem thêm:
Bức tranh vẽ cảnh đại hồng thủy trong Kinh Thánh (Ảnh: wiki)
Lần thứ hai là sự sụp đổ của châu lục Atlantis. Theo các ghi chép còn lưu lại thì Atlantis là một đại lục là tên của một lục địa khổng lồ với một nền văn minh phát triển rực rỡ tồn tại trên Trái đất khoảng 11.000 năm trước. Người khởi nguồn cho những dấu hỏi xung quanh Atlantic chính là triết gia nổi tiếng thời cổ đại Platon, ông đã đưa ra những bằng chứng đầu tiên về Atlantic vào năm 350 TCN. Platon đã mô tả lục địa này có diện tích lớn bằng cả châu Á cộng lại.
Ông còn tả lại rất kỹ về những công trình kiến trúc đồ sộ của Atlantis với những cột đá Hercules khổng lồ và những kiến thức về khoa học kỹ thuật đáng ngạc nhiên của nền văn minh này cũng như những cuộc chiến tranh giữa Atlantis và các lục địa khác trong bản trường ca Timaeus và Critias của ông.
Lục địa Atlantis (Ảnh: quora.com)
Tuy nhiên sau đó vùng đất Atlantis đã bị động đất và núi lửa tàn phá và bị nhấn chìm sâu dưới đáy biển. Nguyên nhân của sự hủy diệt Atlantis cũng như lần hủy diệt thứ nhất, con người nơi đây càng ngày càng hướng vào vật chất, xa lánh đạo đức tinh thần. Con người càng tiến bộ, khôn ngoan thì càng tự kiêu tự đại, khinh rẻ hoặc phủ nhận sự tồn tại của Đấng Tối Cao.
Ngày nay, có một dự ngôn được lưu truyền trong tín đồ Cơ đốc giáo rằng bởi đạo đức con người hiện nay đã hết sức bại hoại nên con người sắp phải đổi diện với cuộc Đại Phán Xét lần thứ 3, ngày mà tất cả những người dù còn sống hay đã chết đều phải đối diện với những tội lỗi do mình gây ra.
Bức “Đại Thẩm Phán” (1305-1306) của Giotto tại nhà nguyện Scrovegni, Padua (Ảnh: Wikipedia)
Ngoài các nền văn hóa phương Đông và phương Tây, trong văn hóa Trung Đông cũng đề cập đến thời kỳ mạt kiếp của nhân loại. Theo tín đồ Ba Tư giáo, mỗi thời đại có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, đó là một chiến trường rộng lớn giữa cái Thiện và cái Ác. Đối với đạo Hồi, ngày “tận thế” cũng được coi đồng nghĩa với sự phán xét. Trong kinh Coran có viết: “Đó là ngày mà tiếng kèn đồng vang lên và bọn ác xanh mắt lên vì kinh hoàng”. Các tín đồ Hồi giáo cũng cho rằng, ngày “tận thế” sẽ được báo trước bởi một thời kỳ suy sụp của mọi giá trị đạo đức.
Đại tuyệt chủng
Không chỉ trong tôn giáo có dự ngôn về thời mạt kiếp của nhân loại. Thậm chí ngày nay, các nhà khoa học cũng đã đưa ra các dự đoán tương tự, nhưng dưới cái tên “đại tuyệt chủng”.
Phá rừng, tăng dân số, săn bắn trái phép, gây ô nhiễm môi trường và xả khí thải làm nhiệt độ toàn cầu gia tăng… có thể là nguyên nhân cho cuộc đại tuyệt chủng sắp tới (Ảnh qua: khoahoc.tv)
Những cuộc đại tuyệt chủng được đánh giá dựa trên căn cứ về sự suy giảm số lượng sinh vật trên toàn cầu. Trong quá khứ, trái đất đã xảy ra 5 lần đại tuyệt chủng lớn tiêu diệt đến 90% sự sống trên Trái Đất. Trong mấy thập kỷ gần đây, do sự hủy hoại của con người, số lượng sinh vật trên trái đất đang bị suy giảm nghiêm trọng. Khoảng 50% cá thể thuộc tổng cộng 27.600 loài động vật có vú, chim, bò sát và lưỡng cư đã biến mất chỉ trong vài thập kỷ qua. Gần 1/3 trong tổng số loài động vật đang bị suy giảm số lượng và phạm vi sinh sống một cách nghiêm trọng.
Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo, cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6 của Trái đất đã thực sự bắt đầu. Và cuộc Đại Tuyệt chủng này có quy mô tồi tệ hơn 5 cuộc Đại Tuyệt chủng trước trong lịch sử Trái đất trước đó.
Điều đang nói là trong khi 5 cuộc đại tuyệt chủng trước xảy ra do biến đổi khí hậu, núi lửa phun trào, thảm họa thiên thạch rơi, thì cuộc tuyệt chủng lần này có nguyên nhân chính từ yếu tố con người với các hoạt động chủ yếu bao gồm: phá rừng, tăng dân số, săn bắn trái phép, gây ô nhiễm môi trường và xả khí thải làm nhiệt độ toàn cầu gia tăng… về nguyên nhân sâu xa cũng bởi đạo đức không còn tốt nữa khiến con người thiếu trách nhiệm với môi trường sống của chính mình.
Truy cầu lợi ích bất chấp hậu quả chính là nguyên nhân khiến chúng ta thực sự đang tự hủy diệt chính mình. (Ảnh qua: khoahoc.tv)
Như vậy trong các nền văn hóa Đông Tây, và cả các nhà khoa học đều chỉ ra thời con người mất đi sự ước thúc bởi các giá trị đạo đức sẽ gây ra sự phá hủy nghiêm trọng môi trường sống, dẫn tới thiên tai, nhân họa xảy ra khắp nơi và cuối cùng là một tai nạn rất lớn dẫn đến hầu hết nhân loại bị hủy diệt.
Tuy nhiên các tín ngưỡng cũng tin rằng, vào thời khắc cuối cùng nhất, Chư Thần sẽ lại xuất hiện để mang đi những sinh mệnh còn trong sạch. Cũng giống như việc ông Noah, một người công chính, đã được Thiên Chúa cho phép xây dựng một con tàu khổng lồ để cứu với những người còn có đức tin.
Nam Minh
Có thể bạn quan tâm:
“Thời mạt kiếp” trong văn hóa phương Đông
“Thời mạt kiếp”, hay “kiếp tận” là từ được sử dụng trong các kinh sách Phật giáo được dùng để chỉ thời kỳ cuối cùng của nhân loại. Thời này đạo đức con người trở nên bại hoại, sự xa rời tín ngưỡng chân chính vào Thần – Phật, khiến Thần – Phật không còn bảo hộ nhân loại, và các thảm họa mang tính hủy diệt nối tiếp nhau ập đến.
Trong “Phật thuyết pháp diệt tẫn kinh” có ghi lại lời tiên tri của Phật Thích Ca Mâu Ni về những biến hóa dị thường xảy ra với nhân loại thời “mạt kiếp”:
Trong sách còn ghi “Chúng sinh tạp loại, bất vấn hào tiện, một nịch phù phiêu, ngư miết thực đạm”.Nghĩa là chúng sinh sống tạp loạn cùng nhau, bất kể giàu sang hay nghèo hèn đều bị chìm trong nước chứ không nổi, làm mồi cho cá và rùa… Đây phải chăng là dự đoán về một nạn Đại hồng thủy đã từng nhấn chìm nhân loại 5000 năm trước?
“Đại thẩm phán” trong văn hóa phương Tây
Có một điểm chung là trong văn hóa phương Tây cũng đề cập đến thời mạt kiếp, tuy nhiên được gọi bằng một tên khác là “ngày tận thế”, ngày chấm dứt sự sống trên Trái Đất. Theo đó cứ sau một giai đoạn phát triển nhất định của nền văn minh nhân loại trên Trái Đất thì lại có một cuộc lọc sàng để phán xét sự phát triển của con người. Nhân loại chúng ta đã trải qua 2 lần “Đại Thẩm Phán” mà còn có những vết tích lưu lại.
Lần thứ nhất mà chúng ta biết là truyền thuyết về con tàu Noah và Đại hồng thủy. Trong truyền thuyết này, khi nhân loại đã trở nên coi trọng vật chất, xa dời các giá trị đạo đức, tội lỗi chồng chất. Đức Chúa Trời đã bảo Noah, một con người công chính, đóng một chiếc thuyền rất lớn, khi có nước lụt dâng cao thì đem tất cả gia đình lên, lương thực và các sinh vật mỗi loài một cặp. Sau đó Ngài tạo ra một trận Đại hồng thủy tiêu diệt hết nhân loại và sinh vật, chỉ còn lại gia đình ông Noah và các loài vật trên thuyền sống sót. Dấu tích về câu chuyện con tàu Noah và Đại hồng thủy không những được ghi lại trong nhiều sách cổ mà các nhà khoa học cũng đã xác nhận một xác tàu từ thời tiền sử mắc cạn trên đỉnh núi Ararat của Thổ Nhĩ Kỳ chính là xác của con tàu Noah.
>>Xem thêm:
Lần thứ hai là sự sụp đổ của châu lục Atlantis. Theo các ghi chép còn lưu lại thì Atlantis là một đại lục là tên của một lục địa khổng lồ với một nền văn minh phát triển rực rỡ tồn tại trên Trái đất khoảng 11.000 năm trước. Người khởi nguồn cho những dấu hỏi xung quanh Atlantic chính là triết gia nổi tiếng thời cổ đại Platon, ông đã đưa ra những bằng chứng đầu tiên về Atlantic vào năm 350 TCN. Platon đã mô tả lục địa này có diện tích lớn bằng cả châu Á cộng lại.
Ông còn tả lại rất kỹ về những công trình kiến trúc đồ sộ của Atlantis với những cột đá Hercules khổng lồ và những kiến thức về khoa học kỹ thuật đáng ngạc nhiên của nền văn minh này cũng như những cuộc chiến tranh giữa Atlantis và các lục địa khác trong bản trường ca Timaeus và Critias của ông.
Tuy nhiên sau đó vùng đất Atlantis đã bị động đất và núi lửa tàn phá và bị nhấn chìm sâu dưới đáy biển. Nguyên nhân của sự hủy diệt Atlantis cũng như lần hủy diệt thứ nhất, con người nơi đây càng ngày càng hướng vào vật chất, xa lánh đạo đức tinh thần. Con người càng tiến bộ, khôn ngoan thì càng tự kiêu tự đại, khinh rẻ hoặc phủ nhận sự tồn tại của Đấng Tối Cao.
Ngày nay, có một dự ngôn được lưu truyền trong tín đồ Cơ đốc giáo rằng bởi đạo đức con người hiện nay đã hết sức bại hoại nên con người sắp phải đổi diện với cuộc Đại Phán Xét lần thứ 3, ngày mà tất cả những người dù còn sống hay đã chết đều phải đối diện với những tội lỗi do mình gây ra.
Ngoài các nền văn hóa phương Đông và phương Tây, trong văn hóa Trung Đông cũng đề cập đến thời kỳ mạt kiếp của nhân loại. Theo tín đồ Ba Tư giáo, mỗi thời đại có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, đó là một chiến trường rộng lớn giữa cái Thiện và cái Ác. Đối với đạo Hồi, ngày “tận thế” cũng được coi đồng nghĩa với sự phán xét. Trong kinh Coran có viết: “Đó là ngày mà tiếng kèn đồng vang lên và bọn ác xanh mắt lên vì kinh hoàng”. Các tín đồ Hồi giáo cũng cho rằng, ngày “tận thế” sẽ được báo trước bởi một thời kỳ suy sụp của mọi giá trị đạo đức.
Đại tuyệt chủng
Không chỉ trong tôn giáo có dự ngôn về thời mạt kiếp của nhân loại. Thậm chí ngày nay, các nhà khoa học cũng đã đưa ra các dự đoán tương tự, nhưng dưới cái tên “đại tuyệt chủng”.
Những cuộc đại tuyệt chủng được đánh giá dựa trên căn cứ về sự suy giảm số lượng sinh vật trên toàn cầu. Trong quá khứ, trái đất đã xảy ra 5 lần đại tuyệt chủng lớn tiêu diệt đến 90% sự sống trên Trái Đất. Trong mấy thập kỷ gần đây, do sự hủy hoại của con người, số lượng sinh vật trên trái đất đang bị suy giảm nghiêm trọng. Khoảng 50% cá thể thuộc tổng cộng 27.600 loài động vật có vú, chim, bò sát và lưỡng cư đã biến mất chỉ trong vài thập kỷ qua. Gần 1/3 trong tổng số loài động vật đang bị suy giảm số lượng và phạm vi sinh sống một cách nghiêm trọng.
Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra lời cảnh báo, cuộc Đại Tuyệt chủng thứ 6 của Trái đất đã thực sự bắt đầu. Và cuộc Đại Tuyệt chủng này có quy mô tồi tệ hơn 5 cuộc Đại Tuyệt chủng trước trong lịch sử Trái đất trước đó.
Điều đang nói là trong khi 5 cuộc đại tuyệt chủng trước xảy ra do biến đổi khí hậu, núi lửa phun trào, thảm họa thiên thạch rơi, thì cuộc tuyệt chủng lần này có nguyên nhân chính từ yếu tố con người với các hoạt động chủ yếu bao gồm: phá rừng, tăng dân số, săn bắn trái phép, gây ô nhiễm môi trường và xả khí thải làm nhiệt độ toàn cầu gia tăng… về nguyên nhân sâu xa cũng bởi đạo đức không còn tốt nữa khiến con người thiếu trách nhiệm với môi trường sống của chính mình.
Như vậy trong các nền văn hóa Đông Tây, và cả các nhà khoa học đều chỉ ra thời con người mất đi sự ước thúc bởi các giá trị đạo đức sẽ gây ra sự phá hủy nghiêm trọng môi trường sống, dẫn tới thiên tai, nhân họa xảy ra khắp nơi và cuối cùng là một tai nạn rất lớn dẫn đến hầu hết nhân loại bị hủy diệt.
Tuy nhiên các tín ngưỡng cũng tin rằng, vào thời khắc cuối cùng nhất, Chư Thần sẽ lại xuất hiện để mang đi những sinh mệnh còn trong sạch. Cũng giống như việc ông Noah, một người công chính, đã được Thiên Chúa cho phép xây dựng một con tàu khổng lồ để cứu với những người còn có đức tin.
Nam Minh
Có thể bạn quan tâm: