Rõ ràng, việc được hít thở không khí trong lành tại các thành phố lớn và ô nhiễm như Thượng Hải giống như một “món quà quý giá”. Nhưng phải thừa nhận rằng, chính ô nhiễm không khí đang đẩy tốc độ phân hóa giàu nghèo trong xã hội nhanh hơn bao giờ hết.
Khi đó, những người có tiền sẽ được hưởng chất lượng không khí sạch và trong lành hơn, còn những tầng lớp bình dân sẽ phải vật lộn trong khói bụi, không khí ô nhiễm và hàng tá những căn bệnh nguy hiểm khác.
Theo Wonderful Engineering, WHO đã tiến hành định lượng những tác động của không khí ô nhiễm với sức khỏe con người trong năm 2014. Kết quả cho thấy, ô nhiễm không khí gây nên cái chết sớm của gần 7 triệu người mỗi năm.
Những căn bệnh tử vong chủ yếu là ung thư phổi và đột quỵ. Chính quyền tại nhiều thành phố và đô thị lớn đã nỗ lực giải quyết vấn nạn ô nhiễm nhưng mọi thứ dường như đã quá nghiêm trọng và vượt tầm kiểm soát. Thậm chí, chính phủ Trung Quốc đã có nhiều biện pháp mạnh tay để bảo vệ dân số trước những nguy cơ về sức khỏe, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.
John O’Shea, CEO của Cordis chia sẻ: “Tôi từng nghĩ về khoảng thời gian khi chúng ta phải trả tiền để sử dụng Internet… Không khí trong nhà cũng tương tự như vậy. Nếu bạn không thể đảm bảo chất lượng không khí tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh thì coi như bạn thua”.
Các quốc gia đang tiếp tục nỗ lực làm sạch không khí. Tuy nhiên sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa, chất lượng không khí tại các đô thị lớn mới có thể bình thường trở lại. Trong lúc đó, những người không có điều kiện tiếp cận nguồn không khí sạch trong khách sạn, nhà hàng, bệnh viện,… sẽ tiếp tục là nạn nhân của nhiều căn bệnh như ung thư phổi, hen suyễn hay suy tim.
Mai Huyền