Trang chủ Tin Tức Kinh doanh mạng xã hội, chìa khóa thành công ‘thần tốc’ cho...

Kinh doanh mạng xã hội, chìa khóa thành công ‘thần tốc’ cho các công ty Trung Quốc

808

Giống như hàng triệu người Trung Quốc, Huang Xinyi hầu như không bao giờ rời chiếc iPhone 8 Plus của mình. Cô với lấy smartphone ngay khi vừa thức dậy và cũng là thứ cuối cùng dùng tới trước lúc đi ngủ.
Suốt cả ngày, cô dành thời gian rảnh rỗi để lướt mạng xã hội, như kiểm tra WeChat xem bạn bè đang làm gì, duyệt qua trang Taobao xem có gì đáng mua không hoặc chơi game Honour of Kings.
Ứng dụng mạng xã hội giúp tôi giữ liên lạc với bạn bè và cập nhật các chủ đề thịnh hành. Chúng trở thành cách tiêu khiển tuyệt vời bất cứ khi nào cảm thấy buồn chán. Tôi đã quen với việc tương tác với bạn bè và giải trí trên những ứng dụng như vậy”, Huang 27 tuổi đang làm việc tự do tại Bắc Kinh cho biết.
Huang trở thành hình mẫu tiêu biểu tại thị trường mạng xã hội lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu của eMarketer, Trung Quốc có hơn 600 triệu người thường xuyên sử dụng mạng xã hội, con số gần gấp đôi dân số Hoa Kỳ.
Cái tên nổi tiếng nhất ở đất nước tỷ dân là WeChat thuộc tập đoàn Tencent với hơn một tỷ người dùng, cung cấp nhiều tính năng gồm nhắn tin, thanh toán, chơi game, thương mại điện tử và thậm chí là giao hàng thực phẩm. Số liệu từ China Channel cho biết, người dùng WeChat tại Trung Quốc dành khoảng 1/3 thời gian sử dụng ứng dụng trên nền tảng di động, chủ yếu là tương tác và cập nhật nội dung từ bạn bè.
Xu hướng phát triển truyền thông và mạng xã hội đã dẫn tới một mô hình kinh doanh mới được gọi là Social+. Ở đó, các ngành khác nhau như giáo dục, tin tức và thương mại điện tử tìm cách thu hút và tăng trưởng người dùng.
Thành công của các công ty với mô hình Social+ là đạt hàng triệu người dùng tích cực trong khoảng thời gian ngắn. Nó cho thấy hiệu quả về việc tạo sự gắn bó của khách hàng và khuyến khích họ quay trở lại.
Mô hình Social+ hoạt động theo một trong hai cách: Các công ty Trung Quốc tận dụng mạng xã hội hiện tại của người dùng để phát triển, hoặc xây dựng một cộng đồng riêng rồi thu hút mọi người tham gia.
Ví dụ điển hình về phương pháp đầu tiên là ứng dụng thương mại xã hội Pinduoduo. Công ty đã tiếp cận 300 triệu người dùng trong vòng chưa đầy 3 năm bằng cách khai thác các mạng xã hội hiện có và cả dựa vào phương pháp truyền miệng. Giống như hầu hết các ứng dụng thương mại điện tử, Pinduoduo định giá sản phẩm của mình, nhưng sẽ giảm giá nếu người dùng tiến hành mua theo nhóm, tức khuyến khích họ chia sẻ với bạn bè trên WeChat để cùng tham gia đặt chung.
Mục đích sử dụng mạng sử dụng của người dân Trung Quốc trong năm 2017
Cách tiếp cận thứ hai có thể kể đến ứng dụng Xiaohongshu, một dạng kết hợp giữa Instagram và Amazon. Người dùng được khuyến khích đăng ảnh của mình, gắn thẻ quần áo hoặc phụ kiện mà họ mặc, hay sản phẩm makeup sử dụng tương ứng với món hàng có trên nền tảng. Xiaohongshu đã trở thành trang review về làm đẹp nổi tiếng, thu hút nhiều nhân vật nổi tiếng như Phạm Băng Băng hay Maggie Jiang.
Theo Shaun Rein, Giám đốc điều hành China Market Research Group cho biết, các mô hình kinh doanh như vậy đã thành công vì Trung Quốc đã vượt qua kỷ nghiên máy tính cá nhân và tăng trưởng mạnh mẽ về Internet di động cũng như lượng người dùng smartphone.
Lượng người dùng mạng xã hội nói chung và mạng xã hội trên di động nói riêng tại Trung Quốc
Smartphone vốn dĩ là thiết bị xã hội, và nhiều công ty công nghệ Trung Quốc đã xây dựng các dịch vụ tập trung vào smartphone. Mạng xã hội cũng là lĩnh vực mà các công ty công nghệ Trung Quốc có ít cạnh tranh vì các đối thủ nước ngoài đã bị chính phủ chặn”.
Điều kiện thị trường thuận lợi cho phép các công ty nội địa gây tầm ảnh hưởng rộng lớn ở lĩnh vực mạng xã hội.
Mạng xã hội giờ đã trở thành một phần quan trọng của Internet Trung Quốc và hệ sinh thái dịch vụ. Hiện nay nếu muốn làm tốt công việc của mình, bạn cần thực sự mạnh mẽ trên mạng xã hội, nếu không sẽ chẳng có thể lôi kéo được gì”, Rein chia sẻ.
Nền tảng video ngắn Douyin hay ứng dụng tin tức xã hội Qutoutiao đều đã chứng minh mô hình kể trên là đúng đắn. Cả hai ứng dụng thành lập chưa đầy hai năm nhưng đều sở hữu hàng triệu người dùng.
Sở thích mua sắm của người dân Trung Quốc giữa việc mua trực tuyến và tới cửa hàng
Qutoutiao được hậu thuẫn bởi nguồn tài chính dồi dào của Tencent đã sử dụng các mạng xã hội hiện có của mình để mở rộng tập khách hàng và hiện có khoảng 10 triệu người dùng hoạt động hàng ngày. Ứng dụng tặng cho người dùng 1.000 tiền vàng có thể chuyển thành tiền mặt tương đương 0,5 nhân dân tệ nếu hoàn thành bước đăng ký hoặc sử dụng ứng dụng trong một số ngày nhất định. Thậm chí, hành động chia sẻ, nhận xét bài viết cũng nhận được thưởng coin.
Douyun là nền tảng cho phép tải và xem các đoạn video dài 15 giây kèm âm nhạc cùng hiệu ứng đặc biệt. Nó đã soán ngôi WhatsApp để trở thành ứng dụng iOS được tải xuống nhiều nhất thế giới với hơn 45 triệu lượt download trong quý đầu tiên của năm 2018.
Thể loại video trên Douyun khá đa dạng. Một số có thể tải lên clip nhảy múa, trong khi số khác lại thích đăng nội dung liên quan tới động vật hoặc hát nhép. Hệ thống tích hợp thêm nút theo dõi, thích và bình luận. Tuy nhiên, kiểm duyệt trở thành vấn đề đáng quan tâm, như nhân vật Peppa Pig bị cấm trên Douyun hồi đầu tháng này bởi các nhà chức trách lo sợ tác động xấu tới trẻ em vì quảng bá lối sống lười biếng.
Ada Chen 23 tuổi, kinh doanh trực tuyến tại Quảng Châu đã dành thời gian hai giờ mỗi ngày trên ứng dụng Douyin. Cô tạo video để vừa giải trí lại có thể quảng cáo sản phẩm trên môi trường trực tuyến. Ada Chen cũng không quên lướt qua tài khoản của bạn bè để xem họ đăng những loại video nào.
Nhiều video trên Douyin rất vui nhộn góp phần truyền cảm hứng và thôi thúc tôi làm theo. Tôi thích xem các video thể hiện phong cách sống”, Chen chia sẻ.
Theo Tom Doctoroff, chuyên gia về xây dựng thương hiệu và tư vấn tiếp thị tại Prophet nhận định, các ứng dụng xã hội có sức hút lớn vì người dân Trung Quốc có xu hướng thể hiện cảm xúc và cởi mở hơn trên môi trường online do yếu tố văn hóa.
Khi nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển, tầng lớp giàu có tăng nhanh thì người Trung Quốc lại thích chia sẻ những thứ mình quan tâm và đã mua trên môi trường trực tuyến.
Tôi gọi đó là tự hào thương mại, nơi tồn tại ý niệm rằng giá trị của bạn được thể hiện thông qua những gì đã mua…và hành động chia sẻ những thứ mình quan tâm trở thành cách để làm nổi bật cá tính của mình hơn”, Doctoroff nói.
Hoạt động giáo dục cũng nhận thấy lợi ích rõ rệt của mạng xã hội trong việc tăng lượng người tiếp cận từ những lượt thích và bình luận bài đăng. Như ứng dụng học tiếng anh của Chengdu Chaoyouai Education Technology đã làm được nhờ WeChat Moments.
Học viên thường phải trả 149 nhân dân tệ (23 USD) cho khóa học Mint Reading bao gồm việc phải đọc hết 3 cuốn sách tiếng Anh trong 100 ngày. Sau khi đọc một chương của sách, họ được giao câu hỏi để trả lời và khuyến khích việc đăng tải sự tiến bộ lên WeChat. Nếu làm theo hướng dẫn và cập nhật sự tiến bộ của mình trong 80 ngày liên tiếp, họ sẽ được thưởng một cuốn sách tiếng Anh miễn phí.
“Chiêu thức” đó giống như một dạng quảng cáo truyền miệng miễn phí cho ứng dụng Mint Reading, tạo sức lan tỏa và sự tin tưởng rộng lớn.
Trong bối cảnh người tiêu dùng Trung Quốc không biết rõ sản phẩm và dịch vụ nào tốt, họ có xu hướng tin tưởng vào những gì bạn bè đang sử dụng, mua hoặc giới thiệu”, Shaun Rein, giám đốc của China Market Research Group chia sẻ.