Trang chủ Tin Tức Kinh nghiệm để chụp ảnh đẹp hơn với iPhone của nhiếp ảnh...

Kinh nghiệm để chụp ảnh đẹp hơn với iPhone của nhiếp ảnh gia NatGeo

711

Dưới đây là những chia sẻ rất đáng quý của Cotton Coulson. Cotton Coulson là một nhiếp ảnh gia làm việc cho National Geographic.
Khi bạn làm việc cho một tạp chí danh tiếng National Geographic tất nhiên bạn phải dùng một chiếc máy ảnh DSLR loại nặng. Họ trả tiền cho bạn để bạn tạo ra một số bức ảnh đẹp và đẹp nhất trên thế giới. Các nhiếp ảnh gia vẫn thi đua với nhau và thiết bị tốt nhất không ngoài cuộc chơi. Tôi vẫn chờ đợi các thế hệ tiếp theo của Camera trên iPhone được phát triển thêm nữa để có thể hài lòng dùng nó như một chiếc máy ảnh chuyên dụng.
Tôi luôn nỗ lực sáng tạo và miệt mài để tạo ra những bức ảnh đẹp, có chất lượng, đủ tốt để bán cho các hãng ảnh hàng đầu, hình ảnh của National Geographic luôn đòi hỏi những hình ảnh như thế.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, camera điện thoại cũng đã trở nên tốt hơn, phần nào đáp ứng được nhu cầu chụp ảnh của mọi người.
Trong bộ ảnh dưới đây, tôi sẽ cho các bạn một vài mẹo để cải thiện ảnh từ camera điện thoại, ví dụ cụ thể của tôi là một chiếc iPhone.
Luôn có iPhone bên mình.



“Chiếc máy ảnh tốt nhất là chiếc máy ảnh bạn luôn có trong người” một câu nói có thể coi là thành ngữ.
iPhone là một chiếc điện thoại, hẳn thế, nên nó luôn ở bên bạn và nó có camera, đó là một chức năng của nó, nó sẽ giúp bạn ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống của bạn, đôi khi là những khoảnh khắc đầy bất ngờ
Mỗi khi bạn rời khỏi nhà của mình, chẳng mấy khi bạn quên điện thoại. Nó không giống một chiếc máy ảnh, người ta chỉ nhớ mang đi khi phải đi chụp cái gì đó.
Mặc dù chất lượng của camera điện thoại vẫn còn hạn chế nếu so với máy ảnh, nhưng việc luôn mang nó bên người là một lợi thế mà máy ảnh không thể cho bạn. Thêm nữa trong một xã hội mở toàn cầu, nhu cầu chia sẻ, giới thiệu là không thể thiếu, iPhone giúp bạn làm được việc đó. Bạn chụp và bạn có thể chia sẻ ngay nó với gia đình, với người thân và bạn bè. Tính cơ động của camera điện thoại là không thể phủ nhận, bạn luôn mang theo nó, bạn có thể chụp ảnh bất cứ lúc nào, giơ lên và chụp là tất cả những gì bạn phải làm.
Bởi vì iPhone luôn ở bên cạnh tôi nên tôi dễ dàng chụp được những gì tôi thích. Nó khá thú vị khi bạn dùng nó hàng ngày.
Sử dụng hai tay và cầm chắc chắn là lời khuyên của tôi dành cho bạn.



Cho dù tôi đang chụp ở chế độ chân dung hay phong cảnh, hãy giữ iPhone bằng một tay và ấn nút chụp bằng ngón tay cái của bàn tay còn lại. Luôn luôn tìm kiếm các sự vật, hiện tượng và ánh sáng thú vị. Tôi nhìn thấy khoảnh khắc bàn tay này in trên tấm kính trong một căn phòng, lúc này chúng tôi đang giảng dạy tại một hội thảo về ảnh của National Geographic ở Arles, Pháp. Đó là một ví dụ điển hình về hiệu suất của camera điện thoại trong ánh sáng thấp và hỗn tạp, khả năng đo sáng tự động của điện thoại để tìm ra giải pháp tối ưu là rất nhanh và hiệu quả.
Tránh sử dụng tính năng Zoom của máy ảnh trên điện thoại.



Tránh sử dụng tính năng thu phóng kỹ thuật số này.
Tôi thực sự không thích sử dụng tính năng zoom của camera điện thoại khi bạn để hai ngón tay lên màn hình cảm ứng rồi di chúng sang hai phía. Đôi khi tôi vẫn sử dụng nó để chụp văn bản hoặc một số hình ảnh nào đó cần ghi nhớ, nhưng để chụp ảnh đẹp trên iPhone, tôi thường chụp với camera ở góc rộng nhất của nó. Điều này giúp tôi suy nghĩ thêm về bố cục, zoom càng lớn thì khả năng rung máy càng cao khiến ảnh của bạn thiếu độ sắc nét và dễ bị nhòe.
Có một điều lưu ý là tránh sử dụng camera điện thoại để quay thể thao và động vật hoang dã ở tốc độ cao. Hãy chấp nhận điều đó, camera điện thoại không được thiết kế để cạnh tranh với máy ảnh DSLR. Nó phù hợp với việc nắm bắt tốt hình ảnh trong cuộc sống của bạn. Khi chụp ảnh thì đừng ngại lại gần và chú ý tới hướng của ánh sáng.
Ánh nắng mặt trời làm nổi bật các chi tiết của chiếc lá mà các bạn đang nhìn thấy.
Giữ các thành phần trong ảnh đơn giản nhất có thể.



Khi chụp bằng iPhone hãy tìm các đối tượng dễ nhìn, bối cảnh đơn giản không rối mắt. Bối cảnh có một nhịp điệu sẽ kích thích đôi mắt muốn dõi theo, chất lượng ảnh của điện thoại là nhỏ đó cũng là lý do nên giữ hình ảnh mình chụp trong sự đơn giản và rõ ràng.
Tôi chụp bức ảnh này, với những chiếc cốc và những chiếc đĩa, chỉ đơn giản vậy, trong một nhà hàng nhỏ ở quần đảo Aland, giữa Thụy Điển và Phần Lan.
Ánh sáng trong nhiếp ảnh rất quan trọng.



Kể cả chụp bằng iPhone thì ánh sáng đóng vai trò rất quan trọng trong thành công của một bức ảnh. Khi bạn chụp chân dung, tránh ánh nắng quá khắc nghiệt và trực tiếp, nó sẽ tạo ra những khoảng tối quá mạnh và điểm quan trọng là nó làm mẫu chụp ảnh của bạn khó chịu, mệt mỏi, biểu cảm trên khuân mặt cũng có phần khó chịu ví dụ họ sẽ nhăn mặt và nheo mắt. Hãy chọn một ánh sáng tốt vừa phải không quá gắt để tạo sự thoải mái cho cả người chụp và người được chụp.
Trong khi chờ đến lượt mình biểu diễn cho khách du lịch ở La Paz, Mexico, cô vũ công trẻ xinh đẹp này đã cho phép tôi chụp cô ấy. Chúng tôi đến một chỗ tránh ánh mặt trời gắt, lóa, thực sự đã giúp khuôn mặt của cô ấy trông rất đẹp, như các bạn đang nhìn thấy.
Hãy luôn nhớ ánh sáng là chìa khóa của nhiếp ảnh.



Ngược lại bức trên thì bức ảnh này được chụp vào lúc sáng sớm, trong một trận bão tuyết. Tôi thường thức dậy sớm để đón ngày mới, hôm đó tôi thấy tuyết rơi ảm đạm trong khung cảnh đó thì có ánh sáng ấm áp của khung cửa sổ hắt ra. Đó chính là khung cảnh tôi tìm kiếm, ánh sáng luôn là chìa khóa của nhiếp ảnh.
Ánh sáng phản chiếu hãy để ý đến nó.



Ánh sáng phản chiếu là một trong những loại hình ảnh yêu thích của tôi. Bạn nhìn thấy chúng ở khắp mọi nơi bạn đi, trong vũng nước, trong khung kính cửa sổ, gương, và trong các vật thể sáng bóng. Trong bức ảnh chụp tại Arles, Pháp, nước mưa phía dưới phản chiếu nền xanh bầu trời tạo ra một góc nhìn khác về cảnh quan.
Người ta luôn bị mê hoặc bởi ánh sáng ở miền nam nước Pháp, đặc biệt là ở Arles, nơi chúng tôi giảng dạy các hội thảo ảnh của National Geographic. Sự phản chiếu bàn ăn bên ngoài cánh cửa ban công của chúng tôi đã giúp làm nổi bật sắc màu xanh dương kết hợp với màu vàng, trông thực sự hấp dẫn.
Tìm người hoặc đối tượng để tạo cảm giác về cấu trúc.



Hãy để ý đến những đối tượng (con người, sự vật…) khi kết hợp lại có một cảm quan về cấu trúc.
Hãy cố gắng chụp một bức ảnh mà người xem có cảm giác nó có cấu trúc hấp dẫn, có khối, có mảng, có lớp… Đó là một bức ảnh có cấu trúc tốt.
Trong bức ảnh, vợ tôi và nhiếp ảnh gia Sisse Brimberg, đứng giữa những tảng đá trên sa mạc ở bán đảo Baja California, nhìn vào ảnh có cấu trúc chúng ta có thể hình dung nó to như thế nào.
Hãy giữ cho iPhone của bạn khô ráo.



Tôi đã mất một chiếc iPhone của mình trong một trận mưa như trút, vì vậy tôi khuyên các bạn hãy luôn giữ nó trong khô ráo. Trong ảnh là một cơn mưa bão ở Visby, Thụy Điển vào mùa hè năm ngoái. Tôi đã chụp ảnh trước khi những giọt nước mưa bắt đầu rơi. Giờ đây tôi để iPhone của mình trong một vỏ SeaLine không thấm nước, nhưng các bạn có thể tìm bất kỳ một cái gì đó chống nước để bọc iPhone của mình, miễn là nó đáng tin cậy.
Tìm kiếm các góc nhìn mới lạ và thú vị.



Khi tôi dạy về ảnh tại các buổi hội thảo ảnh, tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của góc ảnh, nó có thể tạo ra những ảnh độc đáo. iPhone cũng không phải ngoại lệ. Đưa máy lên cao, đưa xuống thấp, hãy cố gắng tìm ra một góc nào đó sáng tạo. Trong ảnh là lần tôi ghé thăm Apple Store, Fifth Avenue ở Manhattan, tôi thấy những người mua sắm đi lên và xuống cầu thang hình ảnh của họ mờ ảo, rất hấp dẫn nên tôi đã bấm máy.
Bạn cũng có thể thử quay video bằng iPhone và chỉnh sửa nó bằng iMovie.
Khi bạn thấy một tình huống như thế này, hãy thử quay một bộ phim ngắn với iPhone của bạn và chỉnh sửa nó bằng iMovie
Khi chụp chân dung, hãy tìm những ánh sáng mềm mại, dịu dàng.



Tất cả chúng ta đều muốn chụp chân dung những người mà chúng ta thấy thú vị và iPhone là một công cụ tuyệt vời. Do kích thước của nó bé nhỏ, không to lớn và có vẻ “nguy hiểm” như một chiếc máy ảnh, thường khiến đối tượng cảm thấy e dè và ngại ngùng.
Ví dụ đối với ảnh chân dung này, ánh sáng từ cửa sổ sẽ cung cấp một cái nhìn rất dễ chịu và mềm mại.
Ngoài ra để chụp một tấm ảnh tốt, không phải chỉ gần gũi với thiết bị, bạn cần phải giao tiếp tốt với đối tượng mà bạn sẽ chụp. Đó cũng là kỹ năng quan trọng của nhiếp ảnh, dù nó không thuộc chuyên môn.
Trong ảnh là một anh bạn tốt ở quán cà phê nhỏ tại Copenhagen. Ánh sáng trong ảnh là ánh sáng từ cửa sổ, rất mềm và nó đến từ bên phải đối tượng.
Hãy luôn luôn ra đường với một chiếc điện thoại trong túi.



Một số bức ảnh yêu thích của tôi đến từ cảm hứng ‘nghệ thuật đường phố’. Tôi bắt gặp khi khám phá những địa điểm mới. Hãy nghĩ khác thường, hài hước, bóng đổ hoặc phản chiếu… Hãy sáng tạo bạn sẽ có ảnh đẹp.
Thật thú vị khi có một chiếc máy ảnh bé nhỏ trong túi khi đi dạo ở trên một con phố. Bạn sẽ không bao giờ có thể đoán trước được khung cảnh nào sẽ bất ngờ xuất hiện. Bức ảnh này tôi chụp ở Arles, Pháp trong một lễ hội nghệ thuật, khu phố cổ được trang trí bởi các tác phẩm của nhiều nghệ sĩ.