LSST được tạo thành từ ba tấm gương, trong đó gương chính có đường kính 8,4 mét. Với chiếc gương lớn này, kính viễn vọng có thể chụp hình cả bầu trời phía nam chỉ trong ba ngày, xử lý khoảng 30 terabyte dữ liệu mỗi ngày.
Bản vẽ LSST Ảnh: SciTechDaily |
Sức chụp trên tương tự như việc con người chụp 15 triệu bức ảnh bằng điện thoại mỗi ngày. Tổng cộng, kính thiên văn nặng khoảng 3 tấn và bản thân máy ảnh thì to gần bằng chiếc ô tô nhỏ.
Trong 10 năm, LSST đặt mục tiêu chụp ảnh toàn bộ bầu trời phía nam mỗi vài ngày. Xa hơn nữa, LSST có mục tiêu trả lời nhiều câu hỏi liên quan đến vật chất tối bí ẩn và năng lượng tối. 95% vũ trụ được tạo thành từ vật chất tối và năng lượng tối mà con người hiểu biết rất ít.
Vật chất tối, năng lượng tối và dải Ngân hà là ba trong số các mục tiêu tìm hiểu của camera lớn nhất thế giới Ảnh: Space Facts |
Vì vậy, khám phá thêm những thứ này sẽ là tiến bộ lớn trong khoa học. Ngoài ra, cấu trúc và sự hình thành của dải Ngân hà sẽ được nghiên cứu thêm bằng hình ảnh mới.
Bộ điều chỉnh nhiệt độ hay điều lạnh gần đây làm mát cho 189 cảm biến hình ảnh CCD, giữ nó ở mức -65,5 độ C. Vì bộ điều nhiệt độ, các cảm biến được giữ phẳng trong chỉ 1/10 độ rộng của sợi tóc con người. Tất cả cảm biến đều vừa vặn trong một buồng chân không làm sạch rộng 185 mét vuông, cao bằng hai tòa nhà tại SLAC.
Ảnh cận lưới silicon cacbit được dùng để giữ 189 cảm biến hình ảnh CCD phẳng và được làm mát Ảnh: Slac National Accelerator Laboratory |
Bộ điều nhiệt độ được làm bằng lưới cacbit, có thể làm mát các thiết bị điện tử xung quanh về -1 độ C. Máy ảnh bao gồm 3 tỉ điểm ảnh của thiết bị phát hiện trạng thái rắn. Con số này rất lớn, vì nếu bạn cần hiển thị một trong các hình ảnh cho camera chụp, bạn sẽ cần TV có độ phân giải 1.500 HD.
Một trong những điều tuyệt nhất về camera LSST là hình ảnh có thể được công khai, và bất cứ ai cũng có thể truy cập xem. Đến năm 2020, các nhà phát triển kỳ vọng đưa máy ảnh lên một đỉnh núi đẹp ở Chile.