Nếu so với số lượng máy quay để phục vụ khán giả truyền hình, các trọng tài ở World Cup 2018 được ưu ái số lượng camera hơn nhiều khi đây là giải đấu bóng đá thế giới đầu tiên sử dụng VAR (Video Assistant Referee – công nghệ hỗ trợ trọng tài bằng video).
Số lượng camera phục vụ cho VAR và các trọng tài ở World Cup 2018 nhiều hơn so với khán giả truyền hình.
Theo FIFA, toàn bộ 64 trận đấu ở World Cup năm nay đều sử dụng công nghệ VAR. Và tại mỗi sân vận động, ban tổ chức đã trang bị tới 33 camera khác nhau để phục vụ cho các trọng tài ra quyết định chính xác hơn trên sân cỏ. Toàn bộ các tình huống của trận đấu sẽ được hệ thống VAR ghi hình và truyền trực tiếp tới một phòng riêng đặt tại Moscow, nơi có một tổ trọng tài tư vấn từ xa giúp trọng tài chính trên sân cỏ đưa ra các quyết định chính xác hơn, tránh bỏ qua lỗi…
So với khán giả truyền hình xem trực tiếp, các trọng tài ở World Cup sử dụng VAR còn được xem trận đấu và tình huống ở nhiều góc máy đặc biệt. Liên đoàn bóng đá thế giới cho biết, ngoài toàn bộ camera với góc máy phục vụ cho truyền hình, các trọng tài sử dụng VAR còn có nhiều camera riêng để bắt lỗi và xem riêng từng tình huống.
Trong tổng số 33 camera, có 2 camera riêng được đặt ở hai nửa sân để theo dõi các tình huống việt vị. Trận đấu căng thẳng ở lượt đấu cuối bảng B giữa Tây Ban Nha – Morroco, hệ thống camera bắt việt vị của VAR đã phát huy tác dụng khi công nhận bàn thắng gỡ hoà của Tây Ban Nha vào phút bù giờ cuối trận đấu, giúp đội bóng này đi tiếp vào vòng sau.
Bên cạnh đó, FIFA cũng sử dụng 14 camera có khả năng ghi hình tốc độ chậm Slow-motion và siêu chậm Super Slow-motion rải đều ở cả bốn cạnh sân để theo dõi trận đấu. Tại các vòng đấu loại trực tiếp, phía sau khung thành sẽ được bổ sung thêm 2 camera ghi hình siêu chậm. Thậm chí, hệ thống VAR còn sử dụng cả camera trên cao từ máy bay trực thăng. Tuy nhiên, những hình ảnh từ camera VAR có thể chỉ được trọng tài theo dõi chứ không được xuất hiện trên truyền hình.
Một tổ trọng tài riêng xem trận đấu tại Moscow để hỗ trợ cho trọng tài chính trên từng sân vận động.
VAR về bản chất là công nghệ hỗ trợ trọng tài ra quyết định trên sân bóng chứ không thay thế được các vị vua sân cỏ. FIFA cho biết mọi quyết định của trận đấu vẫn do trọng tài chính trên sân quyết định. Tổ trọng tài từ xa theo dõi qua camera VAR chỉ hỗ trợ, thông báo khi thấy các lỗi bị bỏ sót hay tình huống xử lý bị sai lầm. Trọng tài chính trên sân sẽ được hệ thống VAR thông báo từ xa thông qua tai nghe và có thể lựa chọn xem lại tình huống bằng một màn hình riêng bên ngoài đường biên.
Công nghệ VAR lần đầu tiên được FIFA áp dụng ở World Cup ban đầu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực khi giúp trọng tài hạn chế bỏ sót các tình huống phạm lỗi trong vòng cấm. Thống kê sau lượt trận đấu cuối bảng B ngày 26/6, kỳ World Cup năm nay có số quả phạt Penalty nhiều nhất lịch sử với 18 lần thực hiện.
Công nghệ VAR quyết định số phận đội bóng ra sao
Tuy nhiên, vòng đấu này cũng chứng kiến lần đầu tiên công nghệ VAR ở World Cup bị phản ứng gay gắt từ cầu thủ cũng như cổ động viên. Cầu thủ Morroco cho rằng công nghệ của FIFA là “rác rưởi” trong khi cổ động viên chế giễu VAR chỉ phục vụ cho đội mạnh, vì nó và trọng tài đã bỏ sót nhiều tình huống dẫn đến việc đội bóng này bị loại bởi Tây Ban Nha.
Theo FIFA, toàn bộ 64 trận đấu ở World Cup năm nay đều sử dụng công nghệ VAR. Và tại mỗi sân vận động, ban tổ chức đã trang bị tới 33 camera khác nhau để phục vụ cho các trọng tài ra quyết định chính xác hơn trên sân cỏ. Toàn bộ các tình huống của trận đấu sẽ được hệ thống VAR ghi hình và truyền trực tiếp tới một phòng riêng đặt tại Moscow, nơi có một tổ trọng tài tư vấn từ xa giúp trọng tài chính trên sân cỏ đưa ra các quyết định chính xác hơn, tránh bỏ qua lỗi…
So với khán giả truyền hình xem trực tiếp, các trọng tài ở World Cup sử dụng VAR còn được xem trận đấu và tình huống ở nhiều góc máy đặc biệt. Liên đoàn bóng đá thế giới cho biết, ngoài toàn bộ camera với góc máy phục vụ cho truyền hình, các trọng tài sử dụng VAR còn có nhiều camera riêng để bắt lỗi và xem riêng từng tình huống.
Trong tổng số 33 camera, có 2 camera riêng được đặt ở hai nửa sân để theo dõi các tình huống việt vị. Trận đấu căng thẳng ở lượt đấu cuối bảng B giữa Tây Ban Nha – Morroco, hệ thống camera bắt việt vị của VAR đã phát huy tác dụng khi công nhận bàn thắng gỡ hoà của Tây Ban Nha vào phút bù giờ cuối trận đấu, giúp đội bóng này đi tiếp vào vòng sau.
Bên cạnh đó, FIFA cũng sử dụng 14 camera có khả năng ghi hình tốc độ chậm Slow-motion và siêu chậm Super Slow-motion rải đều ở cả bốn cạnh sân để theo dõi trận đấu. Tại các vòng đấu loại trực tiếp, phía sau khung thành sẽ được bổ sung thêm 2 camera ghi hình siêu chậm. Thậm chí, hệ thống VAR còn sử dụng cả camera trên cao từ máy bay trực thăng. Tuy nhiên, những hình ảnh từ camera VAR có thể chỉ được trọng tài theo dõi chứ không được xuất hiện trên truyền hình.
VAR về bản chất là công nghệ hỗ trợ trọng tài ra quyết định trên sân bóng chứ không thay thế được các vị vua sân cỏ. FIFA cho biết mọi quyết định của trận đấu vẫn do trọng tài chính trên sân quyết định. Tổ trọng tài từ xa theo dõi qua camera VAR chỉ hỗ trợ, thông báo khi thấy các lỗi bị bỏ sót hay tình huống xử lý bị sai lầm. Trọng tài chính trên sân sẽ được hệ thống VAR thông báo từ xa thông qua tai nghe và có thể lựa chọn xem lại tình huống bằng một màn hình riêng bên ngoài đường biên.
Công nghệ VAR lần đầu tiên được FIFA áp dụng ở World Cup ban đầu đã nhận được nhiều phản hồi tích cực khi giúp trọng tài hạn chế bỏ sót các tình huống phạm lỗi trong vòng cấm. Thống kê sau lượt trận đấu cuối bảng B ngày 26/6, kỳ World Cup năm nay có số quả phạt Penalty nhiều nhất lịch sử với 18 lần thực hiện.
Công nghệ VAR quyết định số phận đội bóng ra sao
Tuy nhiên, vòng đấu này cũng chứng kiến lần đầu tiên công nghệ VAR ở World Cup bị phản ứng gay gắt từ cầu thủ cũng như cổ động viên. Cầu thủ Morroco cho rằng công nghệ của FIFA là “rác rưởi” trong khi cổ động viên chế giễu VAR chỉ phục vụ cho đội mạnh, vì nó và trọng tài đã bỏ sót nhiều tình huống dẫn đến việc đội bóng này bị loại bởi Tây Ban Nha.