Một loại thuốc giúp bạn tăng gấp 3 cơ hội trải nghiệm giấc mơ Lucid
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ Đại học Wisconsin-Madison và Viện Lucidity, Hawaii. Trong đó, họ muốn điều tra khả năng kích hoạt giấc mơ Lucid của một hóa chất gọi là chất ức chế acetylcholinesterase (AChEl).
Trước đây, chúng ta đã biết trong não có một chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholine, làm nhiệm vụ điều chỉnh giai đoạn ngủ REM. AChEl giúp acetylcholine tổng hợp trong não, ức chế một enzyme làm bất hoạt acetylcholine (gọi là acetylcholinesterase).Quá trình này đã được ứng dụng để điều chế thuốc galantamin, chứa AChEI tác dụng nhanh, giúp điều trị chứng suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer. Mặc dù galantamin có tác dụng phụ nhẹ, các nhà khoa học vẫn thuyết phục được 121 tình nguyện viên tham gia uống nó để kích hoạt giấc mơ Lucid.Những tình nguyện viên này bao gồm cả người bình thường và những người đam mê giấc mơ sáng suốt, từng được đào tạo và sử dụng các kỹ thuật kích hoạt giấc mơ Lucid, chẳng hạn như kỹ thuật MILD.Thí nghiệm bắt đầu với đêm đầu tiên, tình nguyện viên được yêu cầu đi ngủ trong vòng 4,5 tiếng. Sau đó, họ được gọi dậy để thực hiện kỹ thuật kích hoạt giấc mơ Lucid.Sau khi thực hiện xong, tình nguyện viên được cho uống một viên thuốc giả dược, chỉ là viên nang không chứa galantamine. Họ ngủ trở lại và 14% có giấc mơ Lucid.Đêm thí nghiệm thứ 2, mọi thứ được lặp lại như cũ, nhưng các nhà khoa học thay viên giả dược bằng một viên thuốc thực, chứa 4 mg galantamine. Kết quả 27% tình nguyện viên có thể điều khiển giấc mơ của mình.Đêm thứ 3, liều galantamine được tăng lên gấp đôi, 8 mg. Cùng với đó là 42% tình nguyện viên có giấc mơ Lucid.
Kỹ thuật MILD 5 bước giúp bạn có được giấc mơ Lucid
1. Trước khi đi ngủ, đặt báo thức ở thời điểm 5 tiếng đồng hồ sau.
2. Khi báo thức kêu, hãy nhớ lại giấc mơ ngay trước khi bạn tỉnh dậy. Nếu không thể, chỉ cần gợi nhớ lại bất kỳ giấc mơ nào gần đây cũng được.
3. Điều chỉnh lại tư thế nằm thoải mái, tắt đèn và lặp lại câu nói này trong đầu: “Lần sau trong mơ, tôi sẽ nhớ mình đang mơ”. Nhẩm từ nào bạn phải thấu hiểu ý nghĩa của từ đó và tập trung vào ý định nhớ rằng bạn đang mơ.
4. Mỗi khi bạn lặp lại cụm từ ở bước 3, hãy tưởng tượng bạn trở lại giấc mơ bạn nhớ tới ở bước 2, đồng thời vẫn hình dung bản thân bạn nhớ được rằng mình đang mơ.
5. Lặp lại các bước 3 và 4 cho đến khi bạn rơi vào giấc ngủ hoặc chắc chắn rằng ý định ghi nhớ của bạn được thiết lập. Đảm bảo đây là điều cuối cùng trong tâm trí trước khi bạn đi vào giấc ngủ. Nếu bạn thấy mình liên tục lặp lại ý định ghi nhớ mình đang mơ, đó là một dấu hiệu tốt, nó đã được thiết lập vững chắc trong tâm trí bạn.
Việc kết hợp thuốc Alzheimer với các kỹ thuật kích hoạt giấc mơ Lucid có vẻ giúp làm tăng khả năng xuất hiện của nó, tỷ lệ thuận với liều galantamine được tiêu thụ.
“Giao thức kết hợp này dẫn đến tổng cộng 69 trong số 121 người tham gia (57%) thành công trong việc có một giấc mơ Lucid trong ít nhất một trong hai đêm với liều galantamine hoạt động“, các nhà nghiên cứu viết trong bài báo của họ.”Giao thức này là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tạo ra những giấc mơ Lucid từng được biết đến, và hứa hẹn phổ cập giấc mơ Lucid cho một tỷ lệ dân số lớn hơn“.
Uống 8 mg galantamine có thể làm tăng gấp 3 cơ hội có giấc mơ Lucid sau khi thực hành kỹ thuật MILD
Điều này có ý nghĩa quan trọng. Bởi ngoài việc giúp mọi người tận hưởng những giấc mơ tuyệt vời nơi họ có thể kiểm soát những gì xảy ra, nghiên cứu cũng có thể giúp giải thích mối liên hệ giữa ý thức và giấc mơ Lucid.
“Phương pháp mới này cuối cùng cũng có tỷ lệ thành công mà chúng tôi cần để nghiên cứu về giấc mơ Lucid“, nhà tâm lý học Denholm Aspy tại Đại học Adelaide, Australia cho biết.Mặc dù vậy, một khuyến cáo được đưa ra lúc này là mọi người không nên tự thử nghiệm với galantamine, bởi loại thuốc này có một số tác dụng phụ nhất định. Sẽ cần các nghiên cứu thêm vào để xác nhận độ an toàn của galantamine, trước khi chúng ta có được một loại thuốc mở ra những thế giới phiêu lưu vô hạn với giấc mơ Lucid.Nghiên cứu được đăng trên tạp chí PLOS One.Tham khảo Sciencealert