Trang chủ Tin Tức Mục sở thị “kinh đô iPhone” ở Trung Quốc: Tưởng là nhà...

Mục sở thị “kinh đô iPhone” ở Trung Quốc: Tưởng là nhà máy thôi nhưng hóa ra thứ gì cũng có!

754

Nếu bạn đang dùng một chiếc iPhone, thì khả năng nó được ra lò ở cơ sở nhà máy Foxconn hợp tác với Apple tại Trịnh Châu (Trung Quốc) là rất cao đấy. Có tới 350.000 công nhân làm việc ở đây, và nhờ đó mà 1 nửa số iPhone trên thế giới được ra đời, với năng suất 500.000 “quả táo khuyết” xuất xưởng mỗi ngày.
Chính vì lý do đó mà khu công nghiệp Trịnh Châu này được gọi bằng một cái tên rất đặc trưng khác: “Thành phố iPhone”. Đúng thế, không cần phải to bằng cả một thành phố chính thức, mà chỉ riêng cụm nhà máy ở đây đã hoạt động với đủ mọi hoạt động đời sống của một thành phố và xã hội thu nhỏ rồi.
Tò mò ở đây có gì, trông như thế nào, hay là vì sao làm ra nhiều iPhone thế mà cả thế giới chẳng ai biết đến? Hãy cùng làm một tour tham quan nơi này nhé: Đặt chân đến khu nhà máy vào 1 giờ trưa, khung cảnh hoàn toàn tĩnh lặng ngay từ cổng vào. Mọi người vừa ăn trưa xong, chỉ có vài người qua lại gần cổng, còn lại thì khá lạ lẫm cho một khu tổ hợp chứa hơn 350.000 người.
Hơi rùng rợn tí nhưng mà trước kia có vài trường hợp đã tự tử khi đang làm việc ở đây, có thể là do môi trường và áp lực. Tất nhiên, Apple và Foxconn đã thay đổi một số luật lệ, đồng thời thắt chặt hơn các vòng theo dõi để kịp thời ngăn chặn nếu như vẫn có chuyện xấu xảy ra.
Có rất nhiều cây được trồng xung quanh, và cả bộ phận an ninh chốt chặt các góc nữa. Trước đây, vùng này chỉ phủ đầy toàn đất trống và ruộng ngô… Tới năm 2010, chính phủ mua lại đất từ nông dân và dần xây dựng khu nhà máy.
Rất nhiều lần khối lượng công việc không xuể, chính phủ phải vào cuộc tìm giúp thêm nhân lực để tới làm. Thậm chí, có những lúc các doanh nghiệp khai thác than trong cùng khu phải cho mượn công nhân. Dù vậy, trước khi iPhone X ra đời và mở bán, đã có những vụ phát hiện Foxconn nhận cả học sinh dưới 16 tuổi vào làm việc, trái với luật pháp quy định.
Một ngày làm việc bắt đầu từ 8h sáng, với bữa sáng được công ty phục vụ. Ai có xe máy thì đi xe máy, ai sống ở khu ký túc gần thì đi bộ, ai đi xa mà không có điều kiện thì sẽ đi xe bus. Họ có 1 tiếng để nghỉ trưa, rồi sẽ làm việc tới 5h chiều. Mỗi khi có cơ hội làm thêm giờ để trả lương, họ sẽ chấp nhận làm tới tận 8-10h tối.
Các công đoạn chính ở đây là lắp ráp, thử nghiệm rồi đóng gói cho ra lò iPhone. Nghe có vẻ đơn giản nhưng có tới 400 bước thao tác nhỏ cụ thể thì mới xong được 1 chiếc iPhone đơn lẻ. Không phải ai cũng sẽ trải qua tất cả 400 bước đó, có những người chỉ làm duy nhất ở 1 chỗ, 1 hành động như hàn, đánh bóng…
Đường sá trong khuôn viên rất rộng để đủ cho xe bus, xe tải chở linh kiện ra vào. Apple và Foxconn đã đạt được một thỏa thuận với chính phủ về việc tự do xuất nhập sản phẩm để phân phối tới toàn bộ các vùng khác.
Hầu hết nhân công trong nhà máy đều ở độ tuổi 18-25, có những người mới đi học việc thì còn 16 tuổi. Tỷ lệ nam nữ bằng nhau, không quá chênh lệch, chủ yếu sống ở Trịnh Châu luôn hoặc các vùng ngoại ô.
Ngoài cổng có một dãy cửa hàng nhỏ để phục vụ những ai không muốn ăn trưa trong canteen của nhà máy. Nhiều cửa tiệm ở đây cũng được lập ra bởi những người trước đây từng là công nhân, chỉ có số ít là dân nhập cư.
“Chúng tôi không làm những món sang hoặc cầu kỳ, mọi người chỉ cần thứ gì ổn và đủ no là được,” Liu – 31 tuổi – bà chủ của một cửa tiệm khá lớn trong tập thể này, mở từ những ngày đầu nhà máy lập nên.
Mọi thu nhập và nhịp sống của họ phụ thuộc vào giờ giấc của nhà máy. Họ cho biết rằng nhiều khi đi làm ở nhà máy còn dễ thở hơn công việc này.
“Chúng tôi phải dậy sớm hẳn và đi ngủ muộn hơn nhiều để đảm bảo phục vụ đủ công nhân ca sáng tối.”
Có kế hoạch cho biết sẽ giải tỏa khu vực từ giờ đến cuối năm, vì thế xáo trộn trong đời sống và công việc làm ăn là không thể tránh khỏi. Nhiều cửa hàng đã đóng cửa và chuyển đi trước, còn Liu thì tiết lộ thu nhập trung bình chỉ bằng một phần so với những năm 2014-2016.
Nhiều người tại đây nắm giũ nhiều chức vụ khác nhau, nhưng công nhân lao động trực tiếp tại dây chuyền sẽ có dồng phục xanh-cam dễ thấy. Lương khởi điểm của họ khá thấp, chỉ khoảng 300 USD, nếu làm thêm giờ trong đợt cao điểm thì có thể lên 676 USD.
5h chiều, tan ca làm, mọi người tản ra về nơi ở. Hiện tại chưa phải mùa cao điểm nên ít có ai ở lại làm thêm.
Khu tổ hợp ký túc được xây ngay gần đó, chỉ cách 1 đoạn đi bộ. Mỗi tòa cao khoảng 10-12 tầng, xếp dọc đường lớn và có đầy đủ các dịch vụ như thư giãn, xem phim, ăn uống…
Một khu chợ nhỏ tự dựng ở ven đường để bày bán các vật dụng nhỏ cũng có. Từ những phụ kiện trang phục như tất, găng tay đến ốp lưng smartphone,… mọi thứ đều có sẵn để mọi người tìm đến.
Một tụ điểm ăn uống vỉa hè rất được công nhân ưa chuộng để uống bia với bạn bè. Bàn ghế và thức ăn đơn giản, nhưng nó đã ăn sâu vào văn hóa thường ngày của họ.
Cùng xem thêm một số hình ảnh khác về cuộc sống thường ngày nơi đây: