Trang chủ Tin Tức Nga làm được tên lửa tái chế trước Mỹ nhưng không thử?

Nga làm được tên lửa tái chế trước Mỹ nhưng không thử?

730

Ông Boris Satovsky – người đứng đầu nhóm dự án thuộc Quỹ Nghiên cứu Cao cấp (FPI) của Nga cho biết, nước này sẽ bắt đầu các thử nghiệm tên lửa có thể tái sử dụng đầu tiên ở Nga vào năm 2022.
“Kế hoạch thử nghiệm đã được lên kế hoạch vào năm 2022” – ông Satovsky cho hay.

Tên lửa mới của Nga được thiết kế để bay trở lại trái đất để được tái sử dụng

Ông Satovsky cho biết, chương trình chế tạo hệ thống tên lửa tái sử dụng được đánh giá là có nhiều triển vọng đang được triển khai bởi Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roskosmos) và Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (OKA).

Thiết kế của tên lửa tái sử dụng đã được hoàn thành.
Theo đó, giai đoạn đầu tiên của tên lửa sẽ được tách ra ở độ cao 59-66km và quay trở lại khu vực phóng bằng cách hạ cánh trên một đường băng thông thường.
Hệ thống này được thiết kế có khả năng chở tới 600 kg trọng lượng lên quỹ đạo.
Theo tính toán sơ bộ, chi phí vận chuyển bằng tên lửa tái sử dụng sẽ thấp hơn một nửa so với tên lửa thông thường mà Nga đang sử dụng.
Theo dự tính, mỗi thiết bị tên lửa tái sử dụng được thiết kế để sử dụng cho 50 chuyến bay mà không phải thay thế động cơ đa tầng hoạt động trên nhiên liệu được đông lạnh.
Dự án cũng có kế hoạch phóng tên lửa từ các tổ hợp di động.
Thông tin này là tin vui đối với giới khoa học không gian Nga bởi lâu nay, thế giới đã quá quen với những tên lửa được tái sử dụng của Công ty SpaceX của Mỹ.

Trước đây đã có thông tin về việc Nga thiết kế được các tên lửa tái sử dụng trước khi tỷ phú Elon Musk công bố ý tưởng chế tạo tên lửa đẩy sử dụng nhiều lần nhằm giảm chi phí đưa vệ tinh vào không gian.
Đầu năm 2018, các kỹ sư của Trung tâm Tên lửa Quốc gia mang tên Makeyev đã khẳng định về kế hoạch phát triển tên lửa đẩy một kỳ được sử dụng lại nhiều lần mang tên Korona. Đặc biệt, Công trình sáng chế Korona được Trung tâm Tên lửa Quốc gia tiến hành từ năm 1992-2012, nhưng phải đình chỉ do thiếu kinh phí.
Các vật liệu xây dựng cơ bản của Korona sẽ là sợi carbon tổng hợp. Tên lửa sử dụng hydro và oxy làm nhiên liệu, có thể mang trọng tải từ 7 tấn – 12 tấn. Thời gian để chuẩn bị tên lửa mới cho cuộc phóng đã được rút ngắn đến 1 ngày đêm nhờ sử dụng thiết bị phóng đơn giản hóa.
Sự trở lại của ý tưởng tái sử dụng tên lửa Nga được thể hiện rõ nét bằng tuyên bố sẽ cho thử nghiệm các tên lửa này vào năm 2022.
Tờ Telegraph bình luận, Nga đã bị lu mờ sau khi SpaceX tung ra phiên bản tên lửa tái sử dụng vào không gian một cách thành công không chỉ trên đất liền mà còn ở trên một bãi đáp nổi.

Nga đi trước hay đi sau trong cuộc đua không gian với Mỹ?

Cuộc thử nghiệm tên lửa tái sử dụng của Nga vào năm 2022 đã là quá trễ nếu muốn tạo ra một vai trò gì giữa tốc độ phát triển công nghệ chóng mặt trên thế giới.
Đặc biệt là trong khi, đến nay, vị tỷ phú Elon Musk bán cả súng phóng hỏa trên Internet đã tuyên bố thử nghiệm tên lửa lên sao Hỏa có thể tái sử dụng vào cuối thập kỷ này.
Sơn Dương

VietBao.vn