Trang chủ Tin Tức Nga nghiên cứu chế tạo máy tính lượng tử

Nga nghiên cứu chế tạo máy tính lượng tử

727
Quy trình công nghệ làm việc của loại máy tính này dựa trên bức xạ sóng điện từ có bước sóng ngắn (tần số cao).
Các nhà vật lý thuộc trường đại học Vật lý kỹ thuật, trường đại học Thép và hợp kim Matxcova và một số trường đại học khác đã trình bày về sự thay thế cơ sở điện từ làm việc của máy tính lượng tử này. Cùng với các đồng nghiệp từ Anh đã phát triển nguyên lý làm việc của hệ thống lượng tử, ở đây các phần tử lưu trữ dữ liệu trong máy tính (Còn gọi là các Qubit) tương tác với sóng âm, mà không phải với sóng điện từ.
Các nhà khoa học cho rằng khả năng tương tác theo đường “phần tử quang tử – phần tử sóng âm” có thể sử dụng trong tương lai để phát triển về ý tưởng hiện thực hóa tham vọng về chế tạo chiếc máy tính lượng tử. Người ta cho rằng cách tiếp cận theo hướng sóng âm có một số ưu thế hơn cho đến thời điểm này so với việc sử dựng mô hình lượng tử.
Bản chất của đề xuất này nằm ở chỗ, bộ vi xử lý được đưa ra dưới dạng một chất nền áp điện bằng thạch anh cùng với các mạch nhôm được gọi là Transmon.
Transmon là một loại Qubit siêu dẫn, được phát triển nhằm giảm độ nhạy với “tiếng ồn” của hiệu ứng tích điện.
Ngoài ra trong mạch còn bao gồm bộ tản nhiệt, bộ thu và bộ cộng hưởng, được cấu tạo từ một cặp gương có khả năng phản xạ các sóng có bước sóng nhất định.
Tất cả kết cấu này sẽ được làm nguội trong “máy làm lạnh Cryostat” đến nhiệt độ gần với độ không tuyệt đối (đến vài milliKelvin). Điều này đặt ra câu hỏi từ quan điểm về các tham số sử dụng của máy tính trong điều kiện bình thường.
Với ý tưởng trên, các nhà khoa học Nga và Anh tin rằng có thể tạo ra bộ cộng hưởng có tính đồng nhất cao với kích thước khoảng vài trăm micromet, nhỏ hơn rất nhiều so với chế tạo theo nguyên lý lượng tử đơn thuần. Và chúng ta biết rằng bộ cộng hưởng càng lớn thì càng có nhiều khuyết điểm trên bề mặt tinh thể được sử dụng.