Theo cách nói của chính Barrat, những bức hình này “quả là siêu thực.” Nó giống như bức tranh đồng hồ tan chảy của Salvador Dalí với tông màu ấm hơn, và một người dùng Twitter khác đã gọi nó là “Một sự kết hợp giữa Francis Bacon/ Sol Lewitt mà đang khám phá không gian của xác thịt như được thể hiện thông qua lịch sử toàn cầu.”
Bức tranh nổi tiếng của Salvador Dalí
Hay, tạm dịch cho đơn giản: Đây là cách mà các con robot đang nhìn thể xác của con người, dựa vào những bức tranh khoả thân trong lịch sử. Và, nói đúng ra, chúng cũng không mang tính toàn cầu cho lắm, vì đa phần màu da đều là của người phương Tây, da trắng.
Barrat đã thu thập các hình ảnh “từ WikiArt. Chúng đều là những bức chân dung khoả thân, nhưng từ các niên đại khác nhau.” Chúng đều cho thấy cách mà con người miêu tả một cơ thể khoả thân như thế nào, và robot đã kết hợp chúng thành các vòng xoắn tràn ngập các bộ phận cơ thể người, thông qua các thuật toán.
Thông thường, máy móc chỉ vẽ con người như những mảng thịt với gân guốc và chân tay mọc ra ngẫu nhiên – Tôi nghĩ chúng quả là siêu thực. Tôi tự hỏi liệu đây có phải là cách mà máy móc nhìn chúng ta…”
Các tác phẩm nghệ thuật được tạo bởi AI không phải là một cái gì mới. Nhà phê bình nghệ thuật của New York, ông Jerry Saltz đã hợp tác với Vice để cung cấp các bình luận chuyên nghiệp về các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra bởi máy tính. Ông ấy đã không bị ấn tượng chút nào, nhưng nhiều người dường như thích chúng hơn là những tác phẩm được tạo ra bởi con người. Theo như các bài đăng trên Twitter, Barrat đang muốn bán những tác phẩm này. Những tác phẩm này không khỏi khiến chúng ta suy nghĩ về sự tồn tại của con người, và chỗ đứng của con người trong cuộc sống này. Tham khảo nymag