Vào cuối năm nay, Audi sẽ bán ra một mẫu ô tô điện để có thể đuổi kịp Tesla. Mercedes, Volkswagen và BMW cũng sẽ sớm tự sản xuất ô tô điện, để thiết lập lại trật tự của ngành công nghiệp ô tô toàn cầu, đặc biệt là trong phân khúc xe hạng sang.
Nhưng có một sự thật trớ trêu đó là các hãng ô tô hàng đầu của Đức này không thể sản xuất thành phần quan trọng nhất trong một chiếc xe điện, đó là các tế bào pin. Họ sẽ phải phụ thuộc vào các nhà cung ứng của Trung Quốc, và thực trạng này rất đáng lo ngại.
Giá sư khoa học vật liệu Martin Winter của trường Đại học tổng hợp Munster cho biết: “Các tế bào pin có thể tạo ra sự khác biệt về công nghệ, và cũng là thành phần quan trọng nhất của pin. Việc tự sản xuất các tế bào pin có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển ngành công nghiệp này”.
Vào năm 2015, Daimler mở một nhà máy sản xuất pin tại Kamenz, Saxony. Kế hoạch ban đầu là thu hút các nhà sản xuất ô tô tại Đức làm đối tác, giúp nhà máy này có thể sản xuất pin với số lượng đủ lớn để có lãi. Nhưng kết quả hoàn toàn thất bại.
Một phần là do vào thời điểm đó, các hãng ô tô của Đức không có nhiều mẫu xe điện. Số lượng sản xuất thấp và chi phí lại quá cao, khiến cho Daimler phải đóng cửa nhà máy. Giám đốc điều hành Harald Kröger của Daimler cho biết: “Chúng tôi rút ra một bài học, đó là một nhà sản xuất ô tô điện không cần phải tự sản xuất các tế bào pin”.
Đầu năm nay, nhà cung cấp linh kiện ô tôi lớn nhất và quan trọng nhất của Đức, Bosch cũng đã chính thức loại bỏ các kế hoạch đầy tham vọng của mình để xây dựng một nhà máy sản xuất tế bào pin. Nhà khi đó, nhà cung cấp linh kiện lớn thứ hai là Continental vẫn để ngỏ các khả năng.
Giám đốc Stefan Bratzel thuộc viện nghiên cứu Center of Automotive Management cho biết: “Bạn không thể chờ đợi 3 hoặc 4 năm để bắt đầu công việc này, bởi sẽ phải mất vài năm để bù đắp cho sự thiếu hụt nhu cầu sử dụng các tế bào pin. Nó có thể tốn kém và mất thời gian, nhưng chúng ta cần có biện pháp càng sớm càng tốt”.
Cả một ngành công nghiệp sản xuất ô tô hàng đầu thế giới tại Đức, đang gặp phải khó khăn rất lớn khi hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà cung ứng pin của Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi việc vận chuyển pin từ Trung Quốc và Hàn Quốc tới Đức mất rất nhiều thời gian và chi phí cao.
Tuy nhiên, khó khăn của các hãng ô tô Đức lại mở ra một cơ hội kinh doanh vô cùng béo bở cho tỷ phú Elon Musk và Tesla. Bởi Tesla không chỉ sản xuất ô tô điện, mà còn có nhà máy Gigafactory sản xuất pin cho những chiếc xe của mình.
Ngay cả khi Audi, BMW và Mercedes có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Tesla, việc bán pin cho các hãng ô tô Đức vẫn sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ. Giống như việc Samsung cạnh tranh với Apple, nhưng vẫn là nhà cung ứng chip nhớ và màn hình hiển thị.
Elon Musk cũng đã tỏ ý quan tâm tới việc xây dựng một nhà máy Gigafactory tại Đức. Cả một thị trường rộng lớn như tế bào pin cho ô tô điện tại Châu Âu, có thể sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào Tesla.
Hãy nhìn vào Samsung, khi mà mảng kinh doanh chip nhớ đang gồng gánh cả tập đoàn công nghệ này và liên tiếp phá vỡ các kỷ lục doanh thu. Không có gì quá ngạc nhiên nếu Tesla cũng trở thành một nhà cung ứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực ô tô điện, thay vì chỉ sản xuất và bán những mẫu xe Model 3.
Tham khảo: Theverge Một người tố giác Tesla đã tweet những hình ảnh về những chiếc pin bị hư hại mà công ty sử dụng trong xe ô tô
Nhưng có một sự thật trớ trêu đó là các hãng ô tô hàng đầu của Đức này không thể sản xuất thành phần quan trọng nhất trong một chiếc xe điện, đó là các tế bào pin. Họ sẽ phải phụ thuộc vào các nhà cung ứng của Trung Quốc, và thực trạng này rất đáng lo ngại.
Vào năm 2015, Daimler mở một nhà máy sản xuất pin tại Kamenz, Saxony. Kế hoạch ban đầu là thu hút các nhà sản xuất ô tô tại Đức làm đối tác, giúp nhà máy này có thể sản xuất pin với số lượng đủ lớn để có lãi. Nhưng kết quả hoàn toàn thất bại.
Một phần là do vào thời điểm đó, các hãng ô tô của Đức không có nhiều mẫu xe điện. Số lượng sản xuất thấp và chi phí lại quá cao, khiến cho Daimler phải đóng cửa nhà máy. Giám đốc điều hành Harald Kröger của Daimler cho biết: “Chúng tôi rút ra một bài học, đó là một nhà sản xuất ô tô điện không cần phải tự sản xuất các tế bào pin”.
Đầu năm nay, nhà cung cấp linh kiện ô tôi lớn nhất và quan trọng nhất của Đức, Bosch cũng đã chính thức loại bỏ các kế hoạch đầy tham vọng của mình để xây dựng một nhà máy sản xuất tế bào pin. Nhà khi đó, nhà cung cấp linh kiện lớn thứ hai là Continental vẫn để ngỏ các khả năng.
Giám đốc Stefan Bratzel thuộc viện nghiên cứu Center of Automotive Management cho biết: “Bạn không thể chờ đợi 3 hoặc 4 năm để bắt đầu công việc này, bởi sẽ phải mất vài năm để bù đắp cho sự thiếu hụt nhu cầu sử dụng các tế bào pin. Nó có thể tốn kém và mất thời gian, nhưng chúng ta cần có biện pháp càng sớm càng tốt”.
Cả một ngành công nghiệp sản xuất ô tô hàng đầu thế giới tại Đức, đang gặp phải khó khăn rất lớn khi hoàn toàn phụ thuộc vào các nhà cung ứng pin của Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi việc vận chuyển pin từ Trung Quốc và Hàn Quốc tới Đức mất rất nhiều thời gian và chi phí cao.
Ngay cả khi Audi, BMW và Mercedes có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Tesla, việc bán pin cho các hãng ô tô Đức vẫn sẽ đem lại lợi nhuận khổng lồ. Giống như việc Samsung cạnh tranh với Apple, nhưng vẫn là nhà cung ứng chip nhớ và màn hình hiển thị.
Elon Musk cũng đã tỏ ý quan tâm tới việc xây dựng một nhà máy Gigafactory tại Đức. Cả một thị trường rộng lớn như tế bào pin cho ô tô điện tại Châu Âu, có thể sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào Tesla.
Hãy nhìn vào Samsung, khi mà mảng kinh doanh chip nhớ đang gồng gánh cả tập đoàn công nghệ này và liên tiếp phá vỡ các kỷ lục doanh thu. Không có gì quá ngạc nhiên nếu Tesla cũng trở thành một nhà cung ứng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực ô tô điện, thay vì chỉ sản xuất và bán những mẫu xe Model 3.
Tham khảo: Theverge Một người tố giác Tesla đã tweet những hình ảnh về những chiếc pin bị hư hại mà công ty sử dụng trong xe ô tô