Trang chủ Tin Tức Ngư lôi ‘Hỏa long’- Vũ khí hành trình đáng sợ của hải...

Ngư lôi ‘Hỏa long’- Vũ khí hành trình đáng sợ của hải quân Minh triều

726
Hải quân nhà Minh đạt được một bước nhảy vọt vào thế kỉ 14 khi các chuyên gia quân giới trang bị cho các tàu chiến loại tên lửa có thể tấn công và đốt cháy tàu địch từ khoảng cách 2km.
Trước khi ra đời, các thuyền chiến thường sử dụng cung tên hoặc súng thần công để phóng hỏa với tầm bắn tương ứng là 400 mét và 900 mét. Do đó, cần thiết một loại vũ khí cho phép tấn công tàu địch ở khoảng cách xa hơn để chiếm ưu thế và triệt tiêu khả năng tấn công của vũ khí đối phương.
Theo các tài liệu ghi chép, ngư lôi Hỏa Long có tổng trọng lượng đạt từ 5-10kg. Phía ngoài lắp đối xứng 4 quả pháo thăng thiên cỡ lớn ở góc nghiêng hợp lý so với thân ngư lôi, lực đẩy của thuốc phóng được tính toán ở mức vừa phải đảm bảo tên lửa bay ngang chứ không phóng thẳng lên trời. Bên trong bụng đặt 4 tên lửa nhỏ hơn để làm đầu đạn tấn công.
Bản vẽ thiết kế của ngư lôi Hỏa Long (Ảnh: scribol.com)
Sau khi được kích hỏa, 4 quả pháo thăng thiên sẽ đẩy thân rồng bay là là trên mặt nước thẳng về phía tàu địch. Lượng thuốc phóng mang theo cho phép nó có thể bay xa đến 2 km. Khi áp sát được mục tiêu, nó sẽ tự động đốt cháy 4 tên lửa bên trong bụng rồng và bắn về phía trước, cắm vào mục tiêu và khiến tàu địch bị đốt cháy.
Theo các tài liệu lịch sử quân sự, ngư lôi Hỏa Long đã gây khiếp đảm cho thủy quân của Nhật Bản và Triều Tiên trong các vụ động độ trên biển.
Ngư lôi hỏa long có thể được xem là tên lửa Tomahawk của thế kỉ 14 (Ảnh: Youtube)
Với các tính năng tiên tiến kể trên, ngư lôi Hỏa long được mệnh danh là tổ tiên của tên lửa thứ cấp. Thậm chí, học giả người Anh Joseph Needham còn vinh danh Hỏa long là tổ tiên của các tên lửa trong sứ mạng Apollo giúp đưa người lên Mặt trăng của Mỹ hồi thập niên 1960. Ở châu Âu , khái niệm tên lửa thứ cấp không được phát triển cho đến thế kỷ 16, và các tên lửa đa giai đoạn thực tế chỉ xuất hiện trong thế kỷ 20.
Năm 1981, một mô hình của ngư lôi Hỏa long được phục dựng trong khuôn khổ cuộc triển lãm hàng thủ công cổ của Trung Quốc được tổ chức tại Ottawa , Canada . Sau khi chiêm ngưỡng, nhiều học giả nước ngoài đã bày tỏ sự ngạc nhiên và khâm phục trước sự thông minh và trí tuệ của các nhà khoa học quân đội Trung Quốc cổ đại.
Cùng với rất nhiều các phát minh kinh điển khác, giới nghiên cứu khoa học một lần nữa phải thừa nhận rằng, người Trung Hoa xưa có trình độ khoa học rất tiên tiến, họ dường như đi theo một con đường tiếp cận khác và đạt được những thành tựu vượt rất xa thời đại.
Hoài Anh
Có thể bạn quan tâm: