Trang chủ Tin Tức Nhảy lên khi thang máy rơi có thể sống sót hay không?

Nhảy lên khi thang máy rơi có thể sống sót hay không?

822
Vào một ngày nọ đẹp trời, bạn đến công ty làm việc như mọi ngày. Khi thang máy đi đến khoảng tầng 13 thì bỗng nhiên đứt cáp treo và rơi tự do xuống dưới. Chúng ta cần làm gì khi gặp tình huống bất ngờ và nguy hiểm này? Phải chăng là nhảy lên như nhiều người vẫn nghĩ?
Ngày nay các tòa nhà cao tầng, chung cư hay khu thương mại cao cấp mọc lên như nấm và thang máy là một phương tiện di chuyển không thể thiếu bởi tính tiện ích và nhanh gọn của nó. Chỉ cần bấm 1,2 lần nút là vèo một cái bạn có thể đi từ tầng 1 lên tầng 50 của một tòa nhà cao tầng trong vài phút. 
Nhưng cái gì cũng có 2 mặt của nó. Thang máy rất thuận tiện nhưng trái ngược với sự thuận tiện đó là ác mộng mang tên: “Rơi tháng máy”. Đây là cảnh hết sức quen thuộc trong mấy bộ phim hành động và kinh dị của Hollywood. 
Theo thống kê, tai nạn rơi thang máy là vô cùng hiếm, chỉ chiếm tỷ lệ 0,00000015%. Phần lớn các tai nạn loại này chỉ gặp trong quá trình lắp đặt và sửa chữa của công nhân hay những người bị kẹt ở cửa thang máy hoặc bị hụt chân khi thang máy ở giữa 2 tầng. 
Tai nạn thang máy rất hiếm khi xảy ra. (Ảnh: BuzzFeed)
Chẳng may vào ngày đen đủi bạn là một trong số 0,00000015% đó thì phải làm gì để sống sót?
Nhiều người cho rằng khi thang máy rơi tự do thì nên giữ thăng bằng, bám chặt thanh nắm của thang máy,  tựa lưng  vào thành, đầu giữ thẳng, hạ thấp đầu gối để trọng tâm vững, tránh tổn thương nếu có va chạm mạnh?
Lối nghĩ này quá sai lầm vì nếu làm vậy cơ thể bạn sẽ tổn thương nghiêm trọng. Việc đứng thẳng hoặc co rúm người lại khiến chân của bạn phải chịu toàn bộ lực mà đáng lẽ phải được toàn bộ cơ thể phân chia hứng chịu. Các bộ phận khác như các  đốt sống, cổ … cũng phải chịu lực tương tự như vậy mà hậu quả là chùn các lớp sụn, khớp ở toàn thân. 
Một số khác lại cho rằng chỉ cần nhảy lên vào thời điểm thang máy chạm đất có thể tránh tác động từ sự va chạm mạnh và sống sót. Nhưng điều có thật sự khả thi trong thực tế?
Câu trả lời có lẽ là không rồi.
Bạn đâu có biết thời điểm nào thang máy bị rơi sẽ tiếp xúc với mặt đất để nhảy cơ chứ! Suy nghĩ này chỉ đúng khi khoảng cách rơi ngắn, có vận tốc thấp. Ví dụ như rơi từ tầng 3, ở khoảng cách 7m so với mặt đất. Còn nếu ở vị trí cao hơn thì theo lý thuyết, bạn phải nhảy lên cùng lúc và cùng tốc độ rơi với thang máy, đây là điều không tưởng, nếu có thể như vậy chắc chỉ có superman mới làm vậy được! 
Đừng cố nhảy lên vì nó có thể khiến bạn chấn thương nặng. (Ảnh: The Conversation)
Theo lý thuyết, tốc độ rơi của thang máy thường là 160  km/h và tốc độ nhảy của con người chỉ 3-4 km/h nên việc nhảy lên có thể gây chấn thương nặng hơn cho chúng ta. 
Vậy chúng ta cần làm gì?
Thang máy rơi là điều bất ngờ và không ai có thể lường trước được. Vậy nên đầu tiên chúng ta cần giữ bình tĩnh và loại bỏ những suy nghĩ sợ hãi ra khỏi đầu của mình, mặc dù điều này rất khó thực hiện vì một khi rơi vào tình huống này, rất nhiều người sẽ hoảng loạn và sợ hãi bởi bản thân không gặp tình huống như thế trước đây. 
Nhưng dù sao hãy cố gắng giữ bản thân không dao động mới có thể thực hiện các bước tiếp theo.
Thứ hai, tuyệt đối không được nhảy lên hay đứng thẳng người, bạn nên nằm thẳng người trên sàn thang máy hoặc nằm trên vật dụng có trong tay như túi xách đựng quần áo, vali du lịch…  và tay giữ chặt vào thanh nắm nhằm làm giảm áp lực của trọng lực lên cơ thể bạn và nguy cơ chấn thương cũng giảm đi nhiều. 
Thay vì đứng thẳng, bạn nên nằm thẳng trên sàn. (Ảnh: thangmaytaiyo.vn)
Bất kì thang máy nào cũng có bộ phận giảm sốc đặt dưới đế. Khi bạn nằm yên trên sàn, bạn và thang máy là một khối, bạn sẽ được bộ phận giảm sốc hỗ trợ. 
Nếu thang máy bị kẹt cứng khi di chuyển, hãy bấm nút mở hoặc nút cứu hộ hay đập cửa gọi to ra bên ngoài cầu cứu. Tuyệt đối không leo ra bên ngoài thang máy! Nguy cơ bị mắc kẹt giữa thang máy và sàn nhà là rất cao, hãy ở lại trong cabin để cơ hội sống sót cao hơn. 
Video:

Sơn Tùng