Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) đã tiến hành kiểm tra 30 loại ốp lưng của 28 thương hiệu điện thoại phổ biến đang bán trên thị trường, như Apple, Xiaomi, Huawei… và phát hiện ra 7 loại ốp lưng của 5 thương hiệu smartphone, bao gồm Apple, Xiaomi, Tiya, Yuening và Q-Guo có chứa hóa chất độc hại vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép của châu Âu.
Nhiều ốp lưng iPhone có nguồn gốc từ Trung Quốc chứa hàm lượng hóa chất gây ung thư cao (Ảnh minh họa)
Các chất độc hại được tìm thấy trên các loại ốp lưng điện thoại chủ yếu là chất hóa dẻo và hợp chất đa vòng thơm ngưng tụ (PAHs – Polycyclic Acromactic Hydrocardbon, thường được sử dụng để làm nhựa và thuốc nhuộm). Đây là những chất độc có thể làm tổn hại các cơ quan trên cơ thể và thậm chí dẫn đến ung thư.
Đáng chú ý chất hóa dẻo trong ốp lưng của Xiaomi ở mức 17%, cao gấp 170 lần mức an toàn 0,1% do các nhà quản lý châu Âu quy định, còn lớp vỏ bọc của Apple cũng có hàm lượng PAHs cao gấp 50 lần so với tiêu chuẩn an toàn.
Các loại vỏ bọc không đạt tiêu chuẩn của Apple và Xiaomi được bán chính thức thông qua các cửa hàng chính hãng hoặc ủy quyền của hai hãng smartphone.
Apple hiện chưa đưa ra bình luận gì về kết quả điều tra của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thành phố Thâm Quyến, trong khi đó Xiaomi đã bác bỏ kết quả nghiên cứu này.
Theo Xiaomi, hiện tại Trung Quốc không có tiêu chuẩn quốc gia và công nghiệp liên quan đến vỏ bảo vệ điện thoại và Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Thâm Quyết đã áp dụng tiêu chuẩn châu Âu cho các sản phẩm dành cho trẻ em để đánh giá độ an toàn của vỏ bọc điện thoại là không phù hợp.
Phía Xiaomi cũng khẳng định họ áp dụng nghiêm ngặt 15 chỉ số trong sản xuất vỏ bọc điện thoại để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
“Vỏ bảo vệ của Xiaomi an toàn để sử dụng cho người dùng”, đại diện Xiaomi khẳng định.
Tuy nhiên phía Hiệp hội cho biết điều này là bình thường vì trẻ em thường có xu hướng cắn lớp vỏ bọc điện thoại nên áp dụng một tiêu chuẩn cao trong đánh giá độ an toàn của vỏ bọc điện thoại là cần thiết.
“Việc áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người dùng”, Đại diện Hội đồng Người tiêu dùng Thâm Quyến cho biết.
Hiện Trung Quốc là thị trường smartphone lớn nhất thế giới với khoảng 450 triệu smartphone được bán ra trong năm ngoái. Số lượng tiêu thụ ốp lưng điện thoại tại Trung Quốc thậm chí còn cao hơn lượng tiêu thụ smartphone khi nhiều người dùng tại quốc gia này có xu thế thay đổi ốp lưng điện thoại mới nhiều hơn thay điện thoại.
Trước đó, vào năm 2017, chính quyền Mỹ cũng đã thu hồi nhiều loại ốp lưng iPhone có nguồn gốc từ Trung Quốc chứa chất lạ có thể gây bỏng hoặc kích ứng da. Điều đáng nói là loại ốp lưng iPhone này cũng được bán khá phổ biến tại Việt Nam.
T.Thủy
Các chất độc hại được tìm thấy trên các loại ốp lưng điện thoại chủ yếu là chất hóa dẻo và hợp chất đa vòng thơm ngưng tụ (PAHs – Polycyclic Acromactic Hydrocardbon, thường được sử dụng để làm nhựa và thuốc nhuộm). Đây là những chất độc có thể làm tổn hại các cơ quan trên cơ thể và thậm chí dẫn đến ung thư.
Đáng chú ý chất hóa dẻo trong ốp lưng của Xiaomi ở mức 17%, cao gấp 170 lần mức an toàn 0,1% do các nhà quản lý châu Âu quy định, còn lớp vỏ bọc của Apple cũng có hàm lượng PAHs cao gấp 50 lần so với tiêu chuẩn an toàn.
Các loại vỏ bọc không đạt tiêu chuẩn của Apple và Xiaomi được bán chính thức thông qua các cửa hàng chính hãng hoặc ủy quyền của hai hãng smartphone.
Apple hiện chưa đưa ra bình luận gì về kết quả điều tra của Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thành phố Thâm Quyến, trong khi đó Xiaomi đã bác bỏ kết quả nghiên cứu này.
Theo Xiaomi, hiện tại Trung Quốc không có tiêu chuẩn quốc gia và công nghiệp liên quan đến vỏ bảo vệ điện thoại và Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Thâm Quyết đã áp dụng tiêu chuẩn châu Âu cho các sản phẩm dành cho trẻ em để đánh giá độ an toàn của vỏ bọc điện thoại là không phù hợp.
Phía Xiaomi cũng khẳng định họ áp dụng nghiêm ngặt 15 chỉ số trong sản xuất vỏ bọc điện thoại để đảm bảo chất lượng cho sản phẩm.
“Vỏ bảo vệ của Xiaomi an toàn để sử dụng cho người dùng”, đại diện Xiaomi khẳng định.
Tuy nhiên phía Hiệp hội cho biết điều này là bình thường vì trẻ em thường có xu hướng cắn lớp vỏ bọc điện thoại nên áp dụng một tiêu chuẩn cao trong đánh giá độ an toàn của vỏ bọc điện thoại là cần thiết.
“Việc áp dụng tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhất là cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người dùng”, Đại diện Hội đồng Người tiêu dùng Thâm Quyến cho biết.
Hiện Trung Quốc là thị trường smartphone lớn nhất thế giới với khoảng 450 triệu smartphone được bán ra trong năm ngoái. Số lượng tiêu thụ ốp lưng điện thoại tại Trung Quốc thậm chí còn cao hơn lượng tiêu thụ smartphone khi nhiều người dùng tại quốc gia này có xu thế thay đổi ốp lưng điện thoại mới nhiều hơn thay điện thoại.
Trước đó, vào năm 2017, chính quyền Mỹ cũng đã thu hồi nhiều loại ốp lưng iPhone có nguồn gốc từ Trung Quốc chứa chất lạ có thể gây bỏng hoặc kích ứng da. Điều đáng nói là loại ốp lưng iPhone này cũng được bán khá phổ biến tại Việt Nam.
T.Thủy