Facebook bắt đầu bị chặn tại Trung Quốc vào năm 2009. Năm 2010, đến lượt hầu hết các dịch vụ của Google bị đóng cửa tại đây vì hãng này từ chối tuân thủ yêu cầu của chính phủ trong việc kiểm duyệt và lọc các kết quả tìm kiếm. Suốt gần một thập kỷ qua, hai công ty này đã làm nhiều cách để có thể đặt chân trở lại vào quốc gia đông dân nhất thế giới. Hy vọng được nhen nhóm trong tuần này khi Facebook được phê duyệt để mở một công ty con trị giá 30 triệu USD tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang. Tuy nhiên, ngay khi thông tin rộ lên trên truyền thông, giấy phép đã nhanh chóng bị rút lại.
Các nhà quản lý Trung Quốc không có lý do gì để mở cửa cho các dịch vụ phương Tây. Khi không thể sử dụng dịch vụ nước ngoài, người dân Trung Quốc buộc phải tìm đến các sản phẩm nội địa, từ đó vừa thúc đẩy sự phát triển của Internet trong nước, vừa giúp các nhà quản lý thuận tiện hơn trong việc kiểm soát nội dung.
Internet phía sau tường lửa
Facebook, Google, Amazon là những dịch vụ phổ biến với đa số người dùng Internet thế giới, nhưng ở Trung Quốc hoàn toàn ngược lại. Theo thống kê của Statista, Baidu thống trị mảng tìm kiếm trực tuyến với 77% thị phần, còn ở mảng thương mại điện tử, Tmall là số một. WeChat dẫn đầu mạng xã hội với hơn 920 triệu người dùng mỗi tháng.
Các dịch vụ nội địa trở nên thịnh hành nhờ Google, Facebook bị cấm. Ảnh: Statista
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý Internet nghiêm ngặt và vận hành hệ thống kiểm duyệt trực tuyến có tên Vạn Lý Tường Lửa (Great Firewall) nhiều năm nay. Đây được coi là nỗ lực mạnh mẽ nhất thế giới trong việc kiểm soát không gian ảo.
Đa số người dân buộc phải tìm đến dịch vụ trong nước do không thể truy cập các dịch vụ quốc tế. Các nhà chức trách liên tục đóng cửa hàng loạt trang video và âm nhạc trực tuyến, hạn chế truy cập vào các chương trình truyền hình nước ngoài hoặc có nội dung về nước ngoài, tăng cường hình phạt cho tội “lan truyền tin đồn” qua các phương tiện truyền thông xã hội…
Các thống kê khác nhau cho thấy khoảng vài chục triệu tới vài trăm triệu người Trung Quốc đang phải sử dụng mạng riêng ảo VPN và các phần mềm tương tự để vượt qua Great Firewall.
Tuy nhiên, việc “đi vòng” ngày càng khó khăn hơn. Giữa năm ngoái, Apple đã nhượng bộ Trung Quốc khi loại bỏ ứng dụng VPN phổ biến như ExpressVPN, StarVPN… trên kho ứng dụng của họ ở Trung Quốc với lý do “nội dung bất hợp pháp”. Chính phủ nước này cũng yêu cầu các nhà mạng lớn như China Mobile, China Telecom và China Unicom triển khai giải pháp để chặn các VPN cá nhân từ năm 2018.
Khó khăn của Facebook, Google
“Thật khó để thực hiện mong muốn đưa cả thế giới gần nhau hơn mà lại bỏ qua quốc gia lớn nhất”, CEO Facebook Mark Zuckerberg bày tỏ với Recode tuần trước.
Zuckerberg đã làm nhiều cách để lấy lòng các quan chức Trung Quốc. Dù bận rộn, ông vẫn dành thời gian học tiếng Quan Thoại từ 2010, tức một năm sau khi Facebook bị cấm. Năm 2015, ông phát biểu bằng tiếng Trung trong một sự kiện tại Bắc Kinh, nhấn mạnh mong muốn mở rộng hoạt động của Facebook bên ngoài nước Mỹ… Năm 2016, ông chạy bộ trên đường phố Bắc Kinh như muốn khoa trương tình yêu và sự quan tâm của ông với quốc gia đông dân nhất thế giới…
Hàng loạt dịch vụ trực tuyến nước ngoài không thể hoạt động ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, những nỗ lực trên như muối bỏ bể bởi các dịch vụ Internet nội địa đã trở nên phổ biến với người dân Trung Quốc do họ không thể tiếp cận các dịch vụ phương Tây. Bên cạnh đó, chính quyền nước này cũng dễ dàng kiểm soát, xử lý thông tin, thậm chí tạm thời ngắt dịch vụ khi cần. Do đó, chấp thuận Google, Facebook trở lại là một viễn cảnh quá xa vời.
Hiện Google chỉ có hai ứng dụng được phép hoạt động ở quốc gia đông dân nhất thế giới là Google Translate và Files Go. Nhưng còn nhiều dịch vụ hấp dẫn khác như Gmail, Google Play và công cụ tìm kiếm, vẫn chưa biết ngày nào được cấp phép.
Không thể trực tiếp trở lại, hai công ty của Mỹ buộc phải sử dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”. Một phần trong đó là bắt tay với các công ty công nghệ. Tháng 6/2018, Google tuyên bố đầu tư 550 triệu USD vào JD.com, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Hồi tháng 3/2018, Facebook tuyên bố hợp tác với Xiaomi để cho ra đời kính thực tế ảo Mi VR Standalone.
Hiện chưa rõ việc đầu tư của Facebook, Google vào Trung Quốc hiệu quả tới đâu, nhưng chuyên gia Nicole Peng của hãng nghiên cứu Canalys nhận định trên Forbes rằng những nỗ lực này sẽ ghi điểm bởi “công nghệ mới như AR, VR, AI… dễ được chính phủ Trung Quốc chấp nhận hơn”.
Châu An
Các nhà quản lý Trung Quốc không có lý do gì để mở cửa cho các dịch vụ phương Tây. Khi không thể sử dụng dịch vụ nước ngoài, người dân Trung Quốc buộc phải tìm đến các sản phẩm nội địa, từ đó vừa thúc đẩy sự phát triển của Internet trong nước, vừa giúp các nhà quản lý thuận tiện hơn trong việc kiểm soát nội dung.
Internet phía sau tường lửa
Facebook, Google, Amazon là những dịch vụ phổ biến với đa số người dùng Internet thế giới, nhưng ở Trung Quốc hoàn toàn ngược lại. Theo thống kê của Statista, Baidu thống trị mảng tìm kiếm trực tuyến với 77% thị phần, còn ở mảng thương mại điện tử, Tmall là số một. WeChat dẫn đầu mạng xã hội với hơn 920 triệu người dùng mỗi tháng.
Chính phủ Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý Internet nghiêm ngặt và vận hành hệ thống kiểm duyệt trực tuyến có tên Vạn Lý Tường Lửa (Great Firewall) nhiều năm nay. Đây được coi là nỗ lực mạnh mẽ nhất thế giới trong việc kiểm soát không gian ảo.
Đa số người dân buộc phải tìm đến dịch vụ trong nước do không thể truy cập các dịch vụ quốc tế. Các nhà chức trách liên tục đóng cửa hàng loạt trang video và âm nhạc trực tuyến, hạn chế truy cập vào các chương trình truyền hình nước ngoài hoặc có nội dung về nước ngoài, tăng cường hình phạt cho tội “lan truyền tin đồn” qua các phương tiện truyền thông xã hội…
Các thống kê khác nhau cho thấy khoảng vài chục triệu tới vài trăm triệu người Trung Quốc đang phải sử dụng mạng riêng ảo VPN và các phần mềm tương tự để vượt qua Great Firewall.
Tuy nhiên, việc “đi vòng” ngày càng khó khăn hơn. Giữa năm ngoái, Apple đã nhượng bộ Trung Quốc khi loại bỏ ứng dụng VPN phổ biến như ExpressVPN, StarVPN… trên kho ứng dụng của họ ở Trung Quốc với lý do “nội dung bất hợp pháp”. Chính phủ nước này cũng yêu cầu các nhà mạng lớn như China Mobile, China Telecom và China Unicom triển khai giải pháp để chặn các VPN cá nhân từ năm 2018.
Khó khăn của Facebook, Google
“Thật khó để thực hiện mong muốn đưa cả thế giới gần nhau hơn mà lại bỏ qua quốc gia lớn nhất”, CEO Facebook Mark Zuckerberg bày tỏ với Recode tuần trước.
Zuckerberg đã làm nhiều cách để lấy lòng các quan chức Trung Quốc. Dù bận rộn, ông vẫn dành thời gian học tiếng Quan Thoại từ 2010, tức một năm sau khi Facebook bị cấm. Năm 2015, ông phát biểu bằng tiếng Trung trong một sự kiện tại Bắc Kinh, nhấn mạnh mong muốn mở rộng hoạt động của Facebook bên ngoài nước Mỹ… Năm 2016, ông chạy bộ trên đường phố Bắc Kinh như muốn khoa trương tình yêu và sự quan tâm của ông với quốc gia đông dân nhất thế giới…
Tuy nhiên, những nỗ lực trên như muối bỏ bể bởi các dịch vụ Internet nội địa đã trở nên phổ biến với người dân Trung Quốc do họ không thể tiếp cận các dịch vụ phương Tây. Bên cạnh đó, chính quyền nước này cũng dễ dàng kiểm soát, xử lý thông tin, thậm chí tạm thời ngắt dịch vụ khi cần. Do đó, chấp thuận Google, Facebook trở lại là một viễn cảnh quá xa vời.
Hiện Google chỉ có hai ứng dụng được phép hoạt động ở quốc gia đông dân nhất thế giới là Google Translate và Files Go. Nhưng còn nhiều dịch vụ hấp dẫn khác như Gmail, Google Play và công cụ tìm kiếm, vẫn chưa biết ngày nào được cấp phép.
Không thể trực tiếp trở lại, hai công ty của Mỹ buộc phải sử dụng chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”. Một phần trong đó là bắt tay với các công ty công nghệ. Tháng 6/2018, Google tuyên bố đầu tư 550 triệu USD vào JD.com, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc. Hồi tháng 3/2018, Facebook tuyên bố hợp tác với Xiaomi để cho ra đời kính thực tế ảo Mi VR Standalone.
Hiện chưa rõ việc đầu tư của Facebook, Google vào Trung Quốc hiệu quả tới đâu, nhưng chuyên gia Nicole Peng của hãng nghiên cứu Canalys nhận định trên Forbes rằng những nỗ lực này sẽ ghi điểm bởi “công nghệ mới như AR, VR, AI… dễ được chính phủ Trung Quốc chấp nhận hơn”.
Châu An