LED là gì ?
TV LED cơ bản nó cũng là một chiếc TV LCD, nhưng sử dụng bóng đèn LED (Light – Emitting Diodes) để phản chiếu hình ảnh thay cho các bóng đèn huỳnh quang (CCFL) như trên LCD. Việc sử dụng bóng đèn LED giúp cho TV LED tiêu thụ ít năng lượng hơn 30%, độ sáng lớn hơn 40%, dải màu rộng hơn, bền hơn so với LCD. Tuy nhiên các bóng đèn LED có giới hạn về kích thước, nó khá to, do đó nó chỉ được sử dụng để làm đèn nền cho chiếc TV, với mỗi bóng đèn LED sẽ chiếu sáng cho một cụm điểm ảnh nhỏ.
OLED là gì ?
OLED viết tắt của Organic Light-Emiting Diode tức là các diode hữu cơ phát quang. TV OLED là TV sử dụng tấm nền có các diode hữu cơ phát quang này, bản thân mỗi điểm ảnh sẽ tự phát sáng và bật tắt một cách độc lập khi có dòng điện chạy qua mà không cần đèn. Do đó TV OLED có điểm khác biệt rõ ràng với TV LED ở chỗ, TV LED thì cần phải có đèn nền LED ở phía sau chiếu sáng hình ảnh lên màn hình, còn OLED thì không cần.
Do đó, ưu điểm có thể thấy ngay là TV OLED sẽ rất mỏng. Bên cạnh đó, do mỗi diode phát quang có kích thước siêu nhỏ, cộng thêm khả năng bật tắt độc lập nên một khi 1 vùng nào đó chuyển qua màu tối, thì nó sẽ tối hoàn toàn.
Vậy công nghệ nào tốt hơn, OLED hay LED/LCD?
Lưu ý: vì TV OLED vẫn là một dòng TV cao cấp, nên Digital Trends chỉ so sánh TV OLED với một chiếc TV LED cao cấp khác với hiệu năng tương tự.
Độ sâu của màu đen
Còn TV LED thì được phát sáng bởi những đèn LED phía sau chiếu lên, những khoảng đen sẽ không đen hoàn toàn do đèn LED chỉ hạ độ sáng xuống chứ không tắt hẳn, do nó còn phải chiếu sáng những vùng khác. Do vậy, về độ sâu, độ hoàn hảo của màu đen thì OLED giành chiến thắng tuyệt đối.
Về độ sáng
Về độ sáng, thì TV LED có một lợi thế đáng kể. Do được chiếu sáng bằng đèn nền LED, vốn đã rất sáng, nó còn được trang bị thêm các chấm lượng tử (quantum dot), giúp cho màn hình còn sáng hơn nữa. Độ sáng của TV OLED cũng không hề tệ, cộng với màu đen sâu thì OLED có dải tương phản lớn hơn LED.
Bên cạnh đó, TV LED có khả năng sáng lâu hơn, do đèn LED thường bền hơn. Còn với TV OLED, nó không thể duy trì độ sáng quá lâu, do có thể làm giảm tuổi thọ của diode phát quang. Tuy nhiên cũng cần phải xem nơi bạn đặt chiếc TV. Nếu bạn dùng trong phòng ngủ, nơi có ánh sáng thấp thì bạn nên chọn màn hình OLED. Còn nếu bạn đặt TV ở phòng khách, nhiều ánh sáng thì màn hình LED mới là lựa chọn tối ưu.
Tuy vậy, Sony mới đây cũng đã giới thiệu một số mẫu TV OLED có độ sáng rất tốt, và màn hình OLED thế hệ mới của LG cũng có độ sáng ấn tượng, khiến chúng phù hợp cho gần như mọi trường hợp.
Nói chung, về độ sáng, thì TV LED đã chiến thắng một cách sát sao.
Với việc sử dụng các diode phát quang siêu nhỏ, rõ ràng thì OLED có một không gian màu rộng hơn rất nhiều, nhưng màn hình LED hiện nay cũng đã được trang bị các chấm lượng tử nên không gian màu cũng đã được cải thiện đáng kể.
Tỷ lệ tương phản tốt hơn của OLED sẽ giúp nó có một chút lợi thế về HDR khi xem trong phòng tối, nhưng HDR trên các màn hình LED/LCD cao cấp lại có thể mang lại độ bão hòa màu tốt hơn khi ở độ sáng tối đa. Vì vậy, trong tiêu chí này, cả hai bên hòa nhau.
Thời gian phản hồi và độ trễ
Màn hình OLED với các diode nhỏ hơn và hoạt động như các điểm ảnh độc lập nên chắc chắn sẽ vượt trội hơn so với LED/LCD về thời gian phản hồi. Ngược lại, các diode trên TV LED không những chậm hơn mà còn được đặt ở sau tấm nền LCD và chiếu sáng các cụm điểm ảnh thay vì từng điểm ảnh như OLED, dẫn đến việc thay đổi giữa “bật” và “tắt” cũng chậm hơn. Trên thực tế, OLED cũng là công nghệ TV mang lại thời gian phản hồi nhanh nhất trên thị trường.
Về độ trễ, LG đã cải thiện các sản phẩm của mình một cách khá đáng kể trong tiêu chí này, nhưng việc so sánh là rất khó vì độ trễ của các TV LED/LCD có sự khác biệt rất lớn giữa các mẫu với nhau.
Công nghệ thắng cuộc: OLED
Góc nhìn
Góc nhìn của LED sẽ đẹp khi bạn nhìn trực diện với màn hình, tuy nhiên khi bạn di chuyển sang qua hai bên, thì chất lượng hình ảnh sẽ bị giảm đi đáng kể. Còn với màn hình OLED, thì dù bạn có nhìn từ hướng nào đi nữa, chất lượng vẫn giữ nguyên. Bên cạnh đó màn hình OLED còn có khả năng chống chói, giúp bạn nhìn ngược sáng tốt hơn. Do đó, OLED vẫn chiến thắng ở tiêu chí này.
Kích thước màn hình
OLED đã đi được chặng đường rất dài trong tiêu chí này. Trong những ngày đầu, khi công nghệ còn “non trẻ” và chi phí sản xuất còn quá đắt, TV OLED thường bị các đối thủ LED/LCD vượt mặt về kích thước màn hình. Tuy trong thời gian gần đây, số TV OLED có màn hình lớn đã xuất hiện nhiều hơn, chúng vẫn phải chịu đứng sau những TV LED với kích thước có thể lên tới 100-inch và hơn thế nữa.
Công nghệ thắng cuộc: LED/LCD
Tuổi thọ
LG khẳng định bạn có thể xem TV OLED của họ 5 giờ mỗi ngày trong vòng 54 năm thì chúng mới giảm 50% độ sáng. Điều này liệu có đúng hay không thì vẫn cần phải kiểm chứng, do TV OLED mới chỉ ra mắt cách đây 5 năm. Vì vậy, công nghệ giành chiến thắng trong tiêu chí này sẽ được [tạm] trao cho LED/LCD.
Hiện tượng lưu hình (burn-in)
Lưu hình từng là vấn đề đối với TV CRT và TV Plasma. Đây là hiện tượng xảy ra khi màn hình hiển thị một hình ảnh tĩnh trong thời gian dài và bị “lưu” lại luôn lên màn hình.
Về lý thuyết, cả TV Plasma và OLED đều có hợp chất phát sáng bị suy thoái theo thời gian và hiện tượng lưu hình có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, trên thực tế thì hiện tượng này nhiều khả năng sẽ không là vấn đề quá lớn cho mọi người, vì như đã nói, bạn phải để hiển thị ảnh tĩnh trong thời gian dài ở mức độ sáng cao thì hiện tượng lưu hình mới xuất hiện.
Tuy vậy, nguy cơ xuất hiện burn-in trên màn hình OLED là vẫn có, còn LED/LCD thì không. Do đó, công nghệ LED/LCD sẽ giành phần thắng ở tiêu chí này.
Mức tiêu thụ năng lượng
Tấm nền OLED rất mỏng và không cần đèn nền. Vì vậy, TV OLED thường nhẹ hơn và mỏng hơn đáng kể so với TV LED/LCD. Chúng cũng đòi hỏi ít năng lượng hơn khá nhiều, giúp [phần nào] tiết kiệm chi phí.
Công nghệ thắng cuộc: OLED
Giá
Suy cho cùng, TV OLED vẫn là sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp dù đã rẻ hơn khá nhiều so với ngày đầu ra mắt. Chúng ta vẫn chưa có bất kỳ sản phẩm TV OLED phân khúc bình dân hoặc trung cấp. Ngược lại, TV LED có mẫu mã đa dạng và trải dài ở cả 3 phân khúc, khiến chúng dễ tiếp cận với người tiêu dùng hơn
Công nghệ thắng cuộc: LED/LCD.
Tổng kết
Trí Nguyễn